Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 3: Bắc Ninh - Nhiều hàng hoá trắng thông tin tại nhiều chuỗi cửa hàng mẹ và bé

Thương hiệu và Công luận đã từng phản ánh về tình trạng bán hàng không rõ nguồn gốc, hàng nghi trốn thuế tại chuỗi cửa hàng mẹ và bé An Ú Bắc Ninh và Nhím Store từ đầu năm 2023. Trở lại lần thứ ba sau gần một năm, phóng viên ghi nhận nhiều hàng hóa không tem nhãn phụ Tiếng Việt được doanh nghiệp bày bán. Liệu rằng cơ quan chức năng sẽ xử phạt như thế nào khi các thương hiệu trên vẫn diễn ra tình trạng vi phạm như những lần trước?

LTS: Bắc Ninh là tỉnh liên tục nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao, năm 2023 GRDP của Bắc Ninh ước đạt 126.483 tỷ đồng; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 3,63%.

Ước năm 2023, Bắc Ninh có 6/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra; có 3/17 chỉ tiêu đạt kế hoạch; có 8/17 chỉ tiêu cần phấn đấu để hoàn thành kế hoạch. Các chỉ tiêu ước vượt kế hoạch nổi bật gồm: tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 65,7 nghìn tỷ đồng (vượt 9,5% so kế hoạch); thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp 1.400 triệu USD (vượt 16,7% so kế hoạch, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 92.000 tỷ đồng (vượt 7,2% kế hoạch).

Những thành tựu trên đưa Bắc Ninh trở thành vùng đất “hút” đầu tư FDI. Thế nhưng, ở địa phương này đang tồn tại những vấn đề bất cập về thị trường hàng hoá tiêu dùng. Với mong muốn “thanh lọc” thị trường, để người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề, nhu cầu mua sắm hàng hoá, thực phẩm thiết yếu của người dân cả nước tăng cao thì câu chuyện về chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người lại càng phải được các cơ quan chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ.

Qua tuyến bài này, Thương hiệu và Công luận mong rằng sẽ đóng góp một phần tiếng nói vào công cuộc làm trong sạch thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Từng bị xử phạt 2 lần, các cửa hàng mẹ và bé tại Bắc Ninh giờ ra sao?

Trong một vài năm trở lại đây, với mức thu nhập và khả năng chi tiêu ngày càng tăng, Bắc Ninh là một trong những thị trường mẹ và bé đầy tiềm năng. Nhất là khi thói quen người tiêu dùng thành phố đã dịch chuyển từ mô hình truyền thống là các chợ, siêu thị sang chuỗi bán hàng riêng lẻ. Vì thế, số lượng cửa hàng mẹ và bé trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng và có quy mô hoành tráng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Là một trong những thương hiệu mẹ và bé lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trước đó, An Ú và Nhím Store khiến người tiêu dùng quan tâm sau khi Thương hiệu và Công luận đăng bài phản ánh về việc hai thương hiệu này bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn phụ. Thậm chí, An Ú Bắc Ninh đã từng được cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt tới 2 lần. Trong lần trở lại thứ 3, liệu rằng hai doanh nghiệp trên đã rút kinh nghiệm từ những sai phạm trước hay không, phóng viên chúng tôi sẽ làm rõ trong bài viết này.

Sau khi Thương hiệu và Công luận ghi nhận thực trạng tại cửa hàng An Ú và gửi công văn làm việc tới cơ quan chức năng vào đầu năm 2022, phía quản lý thị trường Bắc Ninh đã kiểm tra và đưa ra biên bản xử phạt duy nhất cho cơ sở An Ú 55 Nguyễn Cao với số tiền hơn 4 triệu đồng.

Biên bản xử phạt lần 1 của An Ú Bắc Ninh.
Biên bản xử phạt lần 1 của An Ú Bắc Ninh.

Trước những phản ảnh của Thương hiệu và Công luận qua loạt bài "Chuỗi cửa hàng mẹ và bé An Ú ở Bắc Ninh bán nhiều hàng lậu, hàng trốn thuế, không nguồn gốc”… Ngày 28/04/2022, Cục QLTT Bắc Ninh đã vào cuộc và xử phạt hành chính thêm 4/6 chi nhánh nằm trong chuỗi cửa hàng mẹ bầu và em bé An Ú nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tổng số tiền xử phạt vi phạm lên tới gần 40 triệu đồng.

Biên bản xử phạt lần 2 lên tới 40 triệu đồng của An Ú Bắc Ninh
Biên bản xử phạt lần 2 lên tới 40 triệu đồng của An Ú Bắc Ninh

Sau hơn nửa năm, ngày 29/12/2022, phóng viên tiếp tục ghi nhận nhiều sản phẩm tại An Ú 271 Nguyễn Gia Thiều, TP. Bắc Ninh tái vi phạm quy định về nhãn phụ tiếng Việt, nguồn gốc xuất xứ. 

Nhiều mặt hàng không có tem nhãn phụ tại An Ú Tư Sơn
Nhiều mặt hàng không có tem nhãn phụ được phóng viên ghi nhận vào tháng 12/2022 tại An Ú Nguyễn Gia Thiều

“Mục sở thị” cửa hàng mẹ và bé Nhím Store tại địa chỉ số 57-59 đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, vào ngày 28/12/2022, nhiều sản phẩm từ bánh kẹo, quần áo, thực phẩm chức năng cho mẹ và bé, sữa tươi các loại, đồ ăn dặm, bình sữa, núm ti,... có dấu hiệu vi phạm liên quan đến nhãn mác tiếng Việt.

Thương hiệu Công luận đã từng ghi nhận nhiều hàng hóa vi phạm quy định tem nhãn tại Nhím Store vào tháng 12/2022
Thương hiệu Công luận đã từng ghi nhận nhiều hàng hóa vi phạm quy định tem nhãn tại Nhím Store vào tháng 12/2022

Sai phạm chồng sai phạm

Trở lại sau gần một năm, phóng viên Thương hiệu Công luận không quá bất ngờ khi số lượng lớn mặt hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục tái diễn tại các cơ sở của An Ú và Nhím Store.

Ngày 08/12/2023, phóng viên đã ghé vào cửa hàng Nhím Store (Số 57-59 đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh), nhiều thùng hàng khác nhau được xếp la liệt ngay phía tầng 1, có vẻ đây là hàng hóa phục vụ cho những tháng Tết sắp tới. 

Số lượng lớn hàng hóa đang được chất đầy ngay cổng ra vào Nhím Store
Số lượng lớn hàng hóa đang được chất đầy ngay cổng ra vào Nhím Store

Tại khu vực được nhiều người quan tâm nhất - quầy bánh kẹo, loạt sản phẩm có xuất xứ từ các thị trường lớn như Đức, Nhật, Hàn Quốc… không dán nhãn phụ tiếng Việt đúng theo quy định.

Mì gói, đồ ăn dặm, gia vị cho trẻ em gây hoa mắt khi chỉ toàn chữ tượng hình
Mì gói, đồ ăn dặm, gia vị cho trẻ em gây hoa mắt khi chỉ toàn chữ tượng hình
Bánh kẹo nhập khẩu từ các thị trường lớn như Đức, Nhật cũng không được dán nhãn tiếng Việt
Bánh kẹo nhập khẩu từ các thị trường lớn như Đức, Nhật cũng không được dán nhãn tiếng Việt

Ngay đằng sau là một kệ lớn bày bán sản phẩm chăm sóc cá nhân cho cả người lớn và trẻ em. Theo quan sát của phóng viên, một số mặt hàng ngoại nhập từ sữa tắm, kem đánh răng, tẩy tế bào chết,...thậm chí là dung dịch vệ sinh phụ nữ đều không có tem phụ tiếng Việt. Thậm chí có những sản phẩm dày đặc toàn chữ tượng hình, không ghi bất cứ thông tin tiếng Việt nào, người tiêu dùng dễ mua “hớ” nếu không được hiểu rõ ràng về sản phẩm.

Các loại bình sữa thiếu thông tin tiếng Việt
Các loại bình sữa thiếu thông tin tiếng Việt
Hàng chăm sóc cá nhân thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt dù toàn chữ nước ngoài
Hàng chăm sóc cá nhân thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt dù toàn chữ nước ngoài
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ khiến người tiêu dùng khó hiểu khi 100% toàn chữ La-tinh
Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ khiến người tiêu dùng khó hiểu khi 100% toàn chữ La-tinh

Dưới đây là một sản phẩm với bao bì chỉ toàn chữ tiếng Nhật. Đáng nói, cửa hàng cũng không niêm yết tên sản phẩm cùng giá cả, chỉ đến khi phóng viên thanh toán tại quầy mới biết đó là một tuýp gel rửa mắt kính với mức giá 160.000 đồng.

Nhìn bằng cảm quan cũng khó biết đây là Gel lau kính với mức giá 220.000 đồng!!!
Nhìn bằng cảm quan cũng khó biết đây là sản phẩm Gel lau kính mắt với mức giá 160.000 đồng!

Nằm trong góc khuất tại tầng 1 là khu vực trưng bày quần áo trẻ em. Ngoài các sản phẩm Made in Vietnam, có tem nhãn đầy đủ, không ít quần áo chỉ có mác chữ Trung Quốc khó hiểu, đi kèm là tên sản phẩm và giá tiền, ngoài ra không có thông tin tiếng Việt nào khác.

Quần áo trẻ em cũng chỉ có tên sản phẩm kèm mã vach
Quần áo trẻ em cũng chỉ có tên sản phẩm kèm mã vạch

Đáng chú ý, ngay bên cạnh khu vực thanh toán là một dãy riêng các loại thực phẩm chức năng. Nhân viên tại đây nhiệt tình mời chào: “Chị định mua cho đối tượng nào ạ, để em gợi ý cho”.

Các loại dược phẩm, mỹ phẩm có xuất xứ từ Âu sang Á, nhưng khó có thể tìm thấy hướng dẫn bằng tiếng Việt
Các loại dược phẩm, mỹ phẩm có xuất xứ từ Âu sang Á, nhưng không thể tìm thấy bất cứ thông tin bằng tiếng Việt

Phóng viên nói cần tìm sản phẩm thuốc ho cho trẻ em, người này lấy một lọ mang nhãn hiệu Ivy Kids, giới thiệu rằng đây là thuốc ho chiết xuất từ lá thường xuân, an toàn cho trẻ em. Khi phóng viên hỏi sản phẩm này dùng được cho trẻ bao nhiêu tuổi, nhân viên này phải hỏi một người phía thu ngân mới biết mặt hàng trên dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, dù được tư vấn kỹ đến đâu, người dùng khó có thể nhớ cách sử dụng nếu không có tem phụ bằng tiếng Việt hướng dẫn.

Sna rphâm thuốc ho IvyKids được nhân viên giới thiệu có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Sản phâm thuốc ho IvyKids được nhân viên Nhím Store giới thiệu có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, để có thể kinh doanh TPCN, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh TPCN phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Liệu rằng toàn bộ các nhân viên tại các chi nhánh Nhím Store đã được đào tạo qua trường lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định hay không? Nếu như những nhân viên tại đây tư vấn sai cho khách hàng về công dụng, cách sử dụng, liều lượng của các lọ thực phẩm chức năng, liệu sức khỏe của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng?

Theo điểm đ, khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định kinh doanh thực phẩm nếu rõ: Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài hình thức chính phạt tiền, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng còn phải gánh chịu hình thức phạt bổ sung như đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối vi phạm quy định tại khoản 2 của Nghị định này.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Cửa hàng An Ú tại Nguyễn Đăng Đạo, Phường tiền An, TP Bắc Ninh
Cửa hàng An Ú tại số 10 Nguyễn Đăng Đạo, Phường tiền An, TP Bắc Ninh

Tiếp tục “mục sở thị” tại cửa hàng An Ú ở số 10, đường Nguyễn Đăng Đạo, phường Tiền An, Bắc Ninh. Dù là cơ sở được đầu tư lớn nhất trên toàn hệ thống cửa hàng An Ú, nhưng tại đây vẫn bày bán không ít mặt hàng không có tem nhãn tiếng Việt.

Các sản phẩm như: Sữa, bột ăn dặm, bình sữa, đồ chơi trẻ em,… nhập khẩu nước ngoài lại không có tem nhãn phụ đúng theo quy định pháp luật tại tầng 1 cửa hàng.

Sữa Mamako có xuất xứ từ Nga nhưng cũng không hề có tem phụ tiếng Việt
Sữa Mamako có xuất xứ từ Nga nhưng cũng không hề có tem phụ tiếng Việt
Túi xách không nhãn mác tại An Ú Nguyễn Đăng Đạo
Túi xách không nhãn mác tại An Ú Nguyễn Đăng Đạo
Người tiêu dùng khó mà biết đấy là sản phẩm gì khi không có nhãn mác tiếng Việt đi kèm
Người tiêu dùng khó mà biết đấy là sản phẩm gì khi không có nhãn mác tiếng Việt đi kèm
Bát ăn nhựa cho trẻ hoàn toàn
Bát ăn nhựa cho trẻ hoàn toàn "trắng" thông tin
Cốc uống cho trẻ em tìm mỏi mát cũng không thấy thông tin tiếng Việt nào
Cốc uống cho trẻ em tìm mỏi mát cũng không thấy thông tin tiếng Việt nào

Giống như Nhím Store, tại quầy thực phẩm chức năng của An Ú, ta cũng không khó bắt gặp một vài sản phẩm có xuất xứ ở nhiều nước trên thế giới nhưng không có tên đơn vị nhập khẩu cũng như đơn vị phân phối, khiến nhiều người mua không khỏi thắc mắc về chất lượng sản phẩm.

Các loại thuốc tị An Ú chủ yếu có xuất xứ từ Úc, đều không dán tem nhãn tiếng Việt theo quy định
Các loại thực phẩm chức năng tại An Ú chủ yếu có xuất xứ từ Úc, đều không dán tem nhãn tiếng Việt theo quy định

Trở lại chi nhánh An Ú số 168 Lê Quang Đạo, TP Từ Sơn, phóng viên phát hiện một dãy hàng hóa giảm giá từ đồ chơi, thời trang, đồ dùng cá nhân..."trắng" nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sữa Pediasure chỉ toàn tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn mác tiếng Việt
Sữa Pediasure chỉ toàn tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn mác tiếng Việt
Nguyên một dãy hàng toàn đồ giảm giá, chủ yếu là đồ chơi, thời trang trẻ em
Nguyên một dãy hàng toàn đồ giảm giá, chủ yếu là đồ chơi, thời trang trẻ em...
Đồ chơi chú vịt chỉ được bao ni lông, hoàn toàn
Đồ chơi chú vịt chỉ được bao ni lông, hoàn toàn "trắng" thông tin
Tương tự với đôi tất gấu, chỉ có giá tiền kèm tên sản phẩm
Tương tự với đôi tất gấu, chỉ có giá tiền kèm tên sản phẩm
Túi thời trang trẻ em 3
Túi thời trang trẻ em 3 "không": Không nhãn mác, không bao bì, không giá tiền
Khăn ủ dù 100% chữ nước ngoài cũng không có thông tin gì bằng tiếng Việt
Khăn ủ dù 100% chữ nước ngoài cũng không có thông tin gì bằng tiếng Việt

Theo Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, khoản 3, Điều 3 Nghị định trên quy định: Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó.

Tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP chỉ rõ: Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm những ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung.

Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc, nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Vai trò của cơ quan chức năng

Là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, người mua hàng luôn có mong muốn tìm được các món đồ tốt nhất cho cả mẹ và con. Không ít người có tâm lý “sính” hàng ngoại, cho rằng những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài, nhất là các nước phát triển như Úc, Mỹ, Đức, Nhật Bản,... chất lượng sẽ vượt trội hơn và có công dụng tức thì cho cơ thể. Từ tâm lý đó, nhiều cửa hàng kinh doanh sẵn sàng lấp đầy cửa hàng bằng các mặt hàng ngoại nhập nhằm thu hút người mua. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh doanh, một số doanh nghiệp đã thông qua con đường “xách tay” nhằm trốn thuế, giảm chi phí đầu vào. Thậm chí, không ít trường hợp sẵn sàng thuê gia công sản phẩm gắn mác “ngoại nhập” nhằm thu lợi, mặc cho sức khỏe người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng.

Người tiêu dùng có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, nhất là các thương hiệu nước ngoài
Người tiêu dùng có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, nhất là các thương hiệu nước ngoài

Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi kho hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng,... nhập khẩu của một người nổi tiếng “trên mạng”, bị cơ quan chức năng “khui ra” không rõ nguồn gốc xuất xứ, thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt. 

Là một trong những hệ thống cửa hàng mẹ và bé lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như tại một số tỉnh miền Bắc, tuy nhiên không ít lần báo chí, truyền thông đưa tin về những vi phạm hàng hóa của An Ú và Nhím Store. Hành vi buôn bán mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng lậu,…được coi là vi phạm pháp luật. Mặc dù đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng An Ú và Nhím Store không những không khắc phục những thiếu sót mà vẫn tiếp tục bán các sản phẩm cho mẹ và bé không tem nhãn phụ, hàng xách tay từ nước ngoài. Dường như các biên bản xử phạt trước đó vẫn còn quá nhẹ tay đối với những chuỗi cửa hàng lớn hay chăng?

Một góc cửa hàng Nhím Store Bắc Ninh
Một góc cửa hàng Nhím Store Bắc Ninh

Với mức độ vi phạm liên tiếp như vậy, liệu rằng cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh cùng các Đội quản lý thị trường phụ trách trên địa bàn tỉnh đã thực sự sát sao trong việc thanh tra, kiểm tra những địa điểm buôn bán đã từng bị xử phạt?

Trước tình hình trên, kính đề nghị Ban Chỉ đạo 389 Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra, xác minh, đồng thời xử lý dứt điểm, nghiêm minh những hành vi sai phạm liên quan đến hàng hóa để đảm bảo sự minh bạch của thị trường hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng.

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong đó, yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết.

Ngày 25/12/2023, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Thương mại điện tử và kinh tế số và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia bất ngờ kiểm tra kho hàng của Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) - một hotgirl nổi tiếng trên mạng xã hội, kho hàng nằm trong khu đô thị Đô Nghĩa, thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, quản lý kho hàng chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Hàng hóa tại đây đa phần là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, tiêu dùng, trên vỏ hộp thể hiện xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada... Phần lớn sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội - cho biết kho hàng trên trị giá ước tính khoảng 19 tỷ đồng.

Hoa Nhung - Thảo Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Giao dịch chứng khoán sáng 15/5: Cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động
Giao dịch chứng khoán sáng 15/5: Cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động

Thị trường giao dịch khởi sắc và chỉ số VN-Index tiếp tục thử thách vùng giá 1.250 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu nhà Masan đang dậy sóng với giao dịch sôi động.

Tỉnh Phú Yên chỉ còn 1 sàn giao dịch bất động sản hoạt động, vì sao?
Tỉnh Phú Yên chỉ còn 1 sàn giao dịch bất động sản hoạt động, vì sao?

Theo Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, 6/7 sàn giao dịch bất động sản tại Phú Yên đang ở tình trạng tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh?
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh?

Nhiều tổng kho TMĐT của Trung Quốc đang ồ ạt mọc lên tại các địa bàn sát biên giới Việt - Trung như Hà Khẩu, Quảng Châu, Đông Hưng… nhằm đẩy mạnh đưa hàng hóa sang Việt Nam, các nước khu vực Đông Nam Á. Và các DN nội sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn trong cuộc đua thị phần bán hàng trên TMĐT.

Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời
Hà Nội thống nhất kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

Sáng 15/5, tại Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua việc ban hành Nghị quyết "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP. Hà Nội".

Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác
Chuyển cơ quan điều tra, xác minh, làm rõ gần 1 tấn cà phê nghi giả mạo nhãn mác

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đơn vị vừa chuyển hồ sơ vu việc phát hiện, thu giữ 1.900 gói cà phê (950 kg) bột, không có hàm lượng cafein, nghi giả mạo nhãn mác tới cơ quan Công an điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.