LTS: Quảng Ninh là tỉnh liên tục nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao, năm 2022, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) của Quảng Ninh dự kiến ước đạt trên 10%. Năm 2022 cũng là năm thứ 7 liên tiếp (2016-2022) kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số; chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt, ước đạt trên 258.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với quy mô năm 2021. Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, tăng 6,38%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 97.766 tỷ đồng, tăng 10,19% cùng kỳ. Khu vực dịch vụ phục hồi nhanh, là động lực tăng trưởng chính, tăng 17,34% (năm 2021 tăng 5,8%), đóng góp 5,44 điểm % trong tăng trưởng GRDP. Tổng khách du lịch ước đạt 11,6 triệu lượt, gấp trên 2,6 lần so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 24% dự toán Trung ương giao, tăng 7% dự toán tỉnh giao, tăng 8% cùng kỳ.

Đặc biệt, những năm vừa qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng triển khai, niềm tin của doanh nghiệp đối với chính quyền được củng cố. Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số PCI và Chỉ số SIPAS và Á quân Chỉ số PAR INDEX năm 2021. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy, tăng cường; an sinh xã hội được đảm bảo; thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết; quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, không để xảy ra bất ngờ...

Những thành tựu trên đưa Quảng Ninh trở thành vùng đất “hút” đầu tư, điểm đến du lịch hấp dẫn, là “nơi cần đến và nơi đáng sống”. Thế nhưng, ở địa phương này đang tồn tại những vấn đề bất cập về thị trường hàng hoá tiêu dùng. Với mong muốn “thanh lọc” thị trường, để người tiêu dùng tiếp cận được nhưng sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đặc biệt là những sản phẩm hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người. Qua tuyến bài này, Thương hiệu và Công luận mong rằng sẽ đóng góp một phần tiếng nói vào công cuộc làm trong sạch thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã có các bài phản ánh về việc hàng giả hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo quy định “lạc” vào những cửa hàng, những siêu thị lớn.

“Bộ mặt” thị trường hàng hoá Quảng Ninh, nhìn từ tỉnh có GRDP đứng TOP cả nước”

“Quảng Ninh: Thực phẩm hết hạn, cận date “lạc vào” các siêu thị lớn trước thềm Tết Quý Mão”

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Theo đó, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, vi phạm về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Hàng hóa luôn đầy ắp, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân tại siêu thị GO! Hạ Long
Hàng hóa luôn đầy ắp, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân tại siêu thị GO! Hạ Long.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cũng ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.

Mega Market Hạ Long bày bán nhiều sản phẩm hết hạn, cận date cho người tiêu dùng
Mega Market Hạ Long bày bán nhiều sản phẩm hết hạn, cận date cho người tiêu dùng.

Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, từ đó xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT trong đợt cao điểm; tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025.

Song song đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với hàng hóa là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu bia thuốc lá, xì gà, nước giải khát, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật….

Tổng cục QLTT cũng chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu kinh doanh thực phẩm đông lạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các tuyến đường bộ, đường sắt nhất là các địa bàn trọng điểm tại các tỉnh biên giới, các thành phố lớn.

Hàng cận date, hết date “lạc vào” siêu thị chuyên gia nói gì?

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (Vatap): Hành vi đưa những sản phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ tại các siêu thị là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng.

Theo nhận định của Tổng cục Quản lý thị trường tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023: Dự báo năm 2023 hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại sẽ còn diễn biến phức tạp nhất là trong dịp Tết nguyên đán, các đối tượng thường xuyên lợi dụng sức mua bán tăng cao để đưa những mặt hàng kém chất lượng, hàng cận date hàng quá date vào tiêu thụ trong các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Để góp phần đảm bảo thị trường ổn định, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong sản xuất kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo tập chung thực hiện 05 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có:

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (Vatap)
Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (Vatap).

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 QG, Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả chú trọng công tác dự báo tình hình triển khai kịp thời hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với những lĩnh vực mặt hàng thiết yếu nổi cộm. Theo như phản ánh của Tạp chí Thương hiệu và công luận về chất lượng hàng hoá được đưa vào các siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh việc này trước tiên phải nói đến trách nhiệm thuộc về siêu thị tiếp đến là trách nhiệm của lực lượng thực thi đã buông lỏng việc kiểm tra kiểm soát trên địa bàn được phân công.

Như đã trình bày ở trên các đối tượng thường hay lợi dụng dịp Tết sức tiêu thụ hàng hoá tăng cao các cửa hàng trong đó có cả các siêu thị đã đưa những sản phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ thường hay được đóng kèm vào nhưng giỏ hàng quà biếu Tết những hành động này là vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng.

GO! Hạ Long bán nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, mập mờ thông tin
GO! Hạ Long bán nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, mập mờ thông tin.
Quầy bánh kẹo theo cân tại GO! Hạ Long luôn đầy ắp các sản phẩm bắt mắt nhưng lại không có bất cứ thông tin nào. Người tiêu dùng khó có thể tìm được thông tin về ngày sản xuất hay hạn sử dụng
Quầy bánh kẹo theo cân tại GO! Hạ Long luôn đầy ắp các sản phẩm bắt mắt nhưng lại không có bất cứ thông tin nào. Người tiêu dùng khó có thể tìm được thông tin về ngày sản xuất hay hạn sử dụng.
Tại quầy thịt gà, điều này cũng diễn ra tương tự khi hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào để người tiêu dùng tiện theo dõi, tra cứu về thực phẩm
Tại quầy thịt gà không có bất cứ thông tin nào để người tiêu dùng tiện theo dõi, tra cứu về thực phẩm.

Các siêu thị đã đưa vào tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ chỉ vì lợi ích trước mắt mà đã tự mình vì phạm pháp luật đánh mất lòng tin của người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương nhất là làm ảnh hưởng đến một tỉnh nổi tiếng phát triển du lịch.

Trong năm 2023, theo nhận định hoạt động buôn lậu gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp do tình hình dịch Covid - 19 đã giảm các cửa khẩu biên giới được mở cửa giao thương hàng hoá tăng chính vì vậy các đối tượng sẽ lợi dụng đưa các mặt hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ trong các siêu thị các cửa hàng bán lẻ và cả trong kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Để ngăn chặn việc kinh doanh vi phạm pháp luật nói trên Tổng cục QLTT đã có những chỉ đạo QLTT các địa phương xây dựng kịp thời kế hoạch phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hàng hoá nhập lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực phẩm tươi sống - đầu cá hồi hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào
Thực phẩm tươi sống - đầu cá hồi hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào.
Nhãn sản phẩm Chân giò xông khói được in một cách nhăn nhúm, khiến người tiêu dùng khó đọc được thông tin tại GO! Hạ Long
Nhãn sản phẩm Chân giò xông khói được in một cách nhăn nhúm, khiến người tiêu dùng khó đọc được thông tin tại GO! Hạ Long.

Đối với Hiệp hội Vatap tăng cường công tác tập huấn tìm ra những giải pháp công nghệ trong chuyển đổi số áp dụng vào công tác chống làm giả, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp hội viên không kinh doanh sản xuất hàng giả.

Hiệp hội Vatap tăng cường công tác tập huấn tìm ra những giải pháp công nghệ trong chuyến đổi số áp dụng vào công tác chống làm giả, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp hội viên không kinh doanh sản xuất hàng giả.

Đối với các đơn vị: Tạp chí Thương hiệu và Công luận, Trung tâm phát triển truyền hình chống hàng giả cần tăng cường đăng tải nhiều bài viết nhằm cung cấp thông tin đến các cơ quan quản lý người tiêu dùng biết để xử lý kịp thời.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ với các địa phương thì các tỉnh thành phố, nhất là thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM nói chung chuẩn bị hàng hóa tương đối tốt, dồi dào, đa dạng chủng loại từ trong nước, lẫn nước ngoài. Nhưng câu chuyện đằng sau mới thực sự quan trọng khi trước một khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng, nguồn gốc liệu có rõ ràng, hay có thể truy xuất được nguồn gốc hàng hóa, cũng như kiểm tra bằng mã số QR thành công. Đặc biệt, việc hàng hóa dỏm, kém chất lượng xuất hiện tại một số siêu thị không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đó, mà còn gây tác động xấu những siêu thị kinh doanh lành mạnh.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú nguyên Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội: Hàng “dỏm” lại ngang nhiên “chui” vào một số siêu thị lỗi sai của doanh nghiệp và trách nhiệm lớn của Quản lý thị trường ...

Chuyên gia Vũ Vinh Phú, Nguyên phó ban thường trực Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, Nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại, Nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội
Chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội.

Bàn về nguồn gốc của hàng hóa thì phải nhấn mạnh tới vấn đề chất lượng của chúng có tương xứng với giá thành hay không. Ví dụ, giá lợn hơi từ quý III/2022 đến cuối năm, thậm chí sang đầu năm 2023, tại các chợ giá giảm từ 180.000 đồng/kg xuống 120.000 – 130.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại một số siêu thị, giá lợn vẫn rất cao, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, có những loại lên tới 180.000 – 210.000 đồng/kg. Được biết, sau trừ thuế VAT, 1kg thịt trong siêu thị vẫn mất thêm chi phí từ 40.000 – 50.000 đồng/kg do mất thêm nhiều chi phí.

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, thịt lợn trong một số siêu thị có giá thành khá cao so với chợ dân sinh
Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, thịt lợn trong một số siêu thị có giá thành khá cao so với chợ dân sinh.

 Ở nước ngoài, giá thành hàng hóa ở chợ lại cao hơn ở siêu thị và chất lượng vẫn vậy. Trong khi đó, ở Việt Nam, không ít hàng hóa chất lượng được mang thương hiệu siêu thị, được bảo đảm về nguồn gốc nhưng trên thực tế chất lượng hàng hóa không bảo đảm, giá thành lại không tương xứng (cao hơn giá ngoài chợ).

Bên cạnh đó, hàng giả, hàng “dỏm” lại ngang nhiên “chui” vào một số siêu thị. Như loạt bài về Quảng Ninh của Thương hiệu và Công luận, những lỗi sai này hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề quản trị doanh nghiệp, cụ thể là quản lý đầu vào của mỗi siêu thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó, là trách nhiệm lớn của Quản lý thị trường, cơ quan biên phòng, công an kinh tế phải luôn có trách nhiệm, sát sao và kiểm tra ngay từ những bước đầu để hàng nhập nhèm, không có nguồn gốc được lưu thông trên thị trường.

Gói Lẩu Tokpokki đã đến ngày hết hạn sử dụng nhưng siêu thị Mega Market Hạ Long vẫn bán cho khách hàng
Gói Lẩu Tokpokki đã đến ngày hết hạn sử dụng nhưng siêu thị Mega Market Hạ Long vẫn bán cho khách hàng.
Không thể tìm được hạn sử dụng của sản phẩm Xúc xích Lốc xoáy tại siêu thị Mega Market
Không thể tìm được hạn sử dụng của sản phẩm Xúc xích Lốc xoáy tại siêu thị Mega Market.
Hộp bánh pizza Frissta đã hết hạn sử dụng, bao bì bong tróc nhưng Mega Market Hạ Long vẫn bán cho khách hàng
Hộp bánh pizza Frissta đã hết hạn sử dụng, bao bì bong tróc nhưng Mega Market Hạ Long vẫn bán cho khách hàng.

Theo tôi, hiện nay trên thế giới như các nước Châu Âu hay Hàn Quốc, người ta quản lý theo chuỗi. Nghĩa là, từ hạt giống của cây, người ta quản lý, chăm sóc nuôi trồng, thức ăn phân bón thu hoạch, bảo quản vận chuyển cho những đơn vị bán lẻ. Dù đã bán cho những tiểu thương, đơn vị cung ứng vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình. Trong khi đó, tại Việt Nam, tình trạng “mua đứt bán đoạn”, chẳng có ai chịu trách nhiệm, thậm chí còn không có hóa đơn chứng từ xác nhận đơn hàng từ chính những công ty của nhà nước. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam có chuỗi phân phối hàng hóa phức tạp nhất, nhiều trung gian nhất, chi phí cao nhất và cũng khó quản lý nhất.

Đặc biệt, hoạt động mua bán tại Việt Nam được đánh giá là không minh bạch. Còn đối với các quốc gia như Hàn Quốc, họ có sàn giao dịch nông sản, giá cả hàng hóa được công khai, minh bạch, không có hiện tượng ép giá, ép chiết khấu. Mọi gia súc, gia cầm hay rau củ quả đều được cho lên sàn công khai để các tiểu thương, doanh nghiệp đánh giá về chất lượng và lựa chọn ấn nút chọn mua. Trong khi đó, siêu thị ở Việt Nam, họ kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa khá vất vả bởi chiết khấu cao.

Sản phẩm quýt có tên Genesis Citrus được in trên bao bì là Made in Australia nhưng không tìm thấy bất cứ tem nhãn phụ Tiếng Việt nào như pháp luật quy định
Sản phẩm quýt có tên Genesis Citrus được in trên bao bì là Made in Australia nhưng không tìm thấy bất cứ tem nhãn phụ Tiếng Việt nào như pháp luật quy định.

Theo một vị luật sư, đưa hàng hóa vào siêu thị Việt Nam trong 05 năm đầu còn lãi. Nhưng sang đến năm thứ sáu, thương hiệu ấy lại gặp khó khăn bởi nhiều siêu thị sẽ làm lại giá mới, nâng chiết khấu, nâng “bồi dưỡng”,… khiến nhà cung ứng thực phẩm không chịu được “nhiệt”, buộc lòng phải rút khỏi siêu thị.

Bởi lẽ này, cơ quan chức năng phải quản lý từ gốc, nghĩa là quản lý từ nơi sản xuất tới nơi nhập khẩu hàng hóa, đồng thời, đề cao trách nhiệm của chính quyền, cơ quan chức năng khi luôn chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có sự phối hợp kịp thời để quản lý, kiểm tra, và làm trong sạch nguồn hàng.

Kiều Trang – Phương Nhung