Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Bộ mặt” thị trường hàng hoá Quảng Ninh, nhìn từ tỉnh có GRDP đứng TOP cả nước

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh là tỉnh liên tục nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao có tốc độ tăng trưởng 2 chữ số. Tuy nhiên, thị trường hàng hoá tại địa phương này đang tồn đọng nhiều “điểm tối” ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

LTS: Quảng Ninh là tỉnh liên tục nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao, năm 2022, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) của Quảng Ninh dự kiến ước đạt trên 10%. Năm 2022 cũng là năm thứ 7 liên tiếp (2016-2022) kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số; chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt, ước đạt trên 258.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với quy mô năm 2021. Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, tăng 6,38%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 97.766 tỷ đồng, tăng 10,19% cùng kỳ. Khu vực dịch vụ phục hồi nhanh, là động lực tăng trưởng chính, tăng 17,34% (năm 2021 tăng 5,8%), đóng góp 5,44 điểm % trong tăng trưởng GRDP. Tổng khách du lịch ước đạt 11,6 triệu lượt, gấp trên 2,6 lần so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 24% dự toán Trung ương giao, tăng 7% dự toán tỉnh giao, tăng 8% cùng kỳ.

Đặc biệt, những năm vừa qua, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng triển khai, niềm tin của doanh nghiệp đối với chính quyền được củng cố. Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số PCI và Chỉ số SIPAS và Á quân Chỉ số PAR INDEX năm 2021. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy, tăng cường; an sinh xã hội được đảm bảo; thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết; quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, không để xảy ra bất ngờ...

Những thành tựu trên đưa Quảng Ninh trở thành vùng đất “hút” đầu tư, điểm đến du lịch hấp dẫn, là “nơi cần đến và nơi đáng sống”. Thế nhưng, ở địa phương này đang tồn tại những vấn đề bất cập về thị trường hàng hoá tiêu dùng. Với mong muốn “thanh lọc” thị trường, để người tiêu dùng tiếp cận được nhưng sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đặc biệt là những sản phẩm hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người. Qua tuyến bài này, Thương hiệu và Công luận mong rằng sẽ đóng góp một phần tiếng nói vào công cuộc làm trong sạch thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bài 1: Nhếch nhác hàng hoá “dỏm” từ góc nhìn chợ truyền thống

 Hàng nhái - made in China rải từ chợ truyền thống…

Để có được cái nhìn khách quan nhất về thị trường hàng hoá, tiêu dùng trên địa bàn, phóng viên Thương hiệu & Công luận đã mục sở thị tại các chợ truyền thống, chợ du lịch, các điểm kinh doanh hàng hoá cũng như các siêu thị tại 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Hạ Long là thành phố thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh gắn liền với Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long. Mỗi năm, thành phố Hạ Long đón hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan, mua sắm.

Tại trung tâm thành phố Hạ Long, phía Hòn Gai có 2 chợ lớn là chợ Hạ Long 1 và chợ Hạ Long 2. Người dân quanh vùng còn hay gọi là chợ Hòn Gai và chợ Loong Toòng. Đây là những địa chỉ uy tín, lý tưởng cho những tín đồ thích mua sắm và thưởng thức hải sản.

Chợ Hạ Long 2 được xây dựng năm 2003, đây là khu chợ nổi tiếng và có diện tích lớn và nguồn hàng đa dạng nhất thành phố, là đầu mối thương mại của toàn tỉnh.

Với thiết kế 4 tầng khang trang và hết sức sạch sẽ, quy mô 36 ngành hàng được bày bán, sắp xếp trật tự, gọn gàng, khoa học thuận tiện cho du khách tham quan, mua sắm.

Khu vực hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng, đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức… Khu bán đồ gia dụng, đồ điện tử và một số đồ tạp phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng của nhiều hãng sản xuất khác nhau. Khu bán quần áo, giày dép với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.

Tuy nhiên, mục sở thị những hộ kinh doanh tại chợ, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng với hàng loạt hàng hoá chỉ toàn tiếng nước ngoài, “trắng” thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thậm chí nhiều mặt hàng có dấu hiệu giả nhãn hiệu.

Hàng hoá được bày bán la liệt tại Chợ Hạ Long không có nguồn gốc xuất xứ, 100% chữ nước ngoài, không tem nhãn phụ Tiếng Việt, có dấu hiệu làm nhái, giả thương hiệu
Hàng hoá nước ngoài được bày bán tại Chợ Hạ Long không có nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ Tiếng Việt, có dấu hiệu làm nhái, giả thương hiệu.

Cụ thể, tại gian hàng kinh doanh giày dép, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như: MLB, ADIDAS, LOUIS VUITTON, LACOTES,… không tem nhãn phụ, chỉ toàn tiếng nước ngoài được bày bán trên kệ hàng với giá chỉ 200.000VNĐ – 300.000 VNĐ.

Giày có thương hiệu MLB không tem mac phụ tiếng Việt được bày bán tràn lan ở Chợ Hạ Long với giá 250.000VNĐ/đôi
Giày có thương hiệu MLB không tem mác phụ tiếng Việt được bày bán tràn lan ở Chợ Hạ Long với giá 250.000VNĐ/đôi.

Khảo sát tại gian hàng kinh doanh quần áo, các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Gucci,… chỉ toàn chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ Tiếng Việt đều được bày bán công khai với giá vài trăm nghìn.

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả là hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa. Trong đó, hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn: Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Không chỉ vậy, các loại đồ điện tử như: đèn pin, micro, loa nghe nhạc,… cũng được bày bán nhan nhản với thông tin “trắng”…
Không chỉ vậy, các loại đồ điện tử như: đèn pin, micro, loa nghe nhạc,… cũng được bày bán nhan nhản với “trắng” thông tin….

…Vào tới cửa hàng cao cấp

Hàng hoá không nguồn gốc xuất xứ không chỉ được bày bán công khai ở chợ mà còn “tràn” cả vào trong những cửa hàng kinh doanh cao cấp hơn trên các dãy phố của thành phố du lịch.

Cụ thể, vào sáng ngày 5/1, phóng viên đến khảo sát tại một số cửa hàng giày trên địa bàn thành phố Hạ Long, đa số các mặt hàng được bày bán tại đây đều không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, không có tem nhãn Tiếng Việt.

Bước vào cửa hàng Giày dép Quảng Châu, có địa chỉ 703 Lê Thánh Tông, phóng nhận thấy tại đây xuất hiện nhiều loại mặt hàng giày, dép từ thương hiệu nước ngoài như: Performance, WBXG Shoes, MIBASHA, Jinluoxi,… nhưng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt hay bất cứ thông tin về xuất xứ sản phẩm.

Hàng giả, hàng không nguồn gốc xuất xứ, trắng thông tin từ chợ truyền thống tràn cả vào những cửa hàng cao cấp
Hàng giả, hàng không nguồn gốc xuất xứ, trắng thông tin từ chợ truyền thống tràn cả vào những cửa hàng cao cấp.

Bên cạnh đó, nhiều giày thể thao được bày bán công khai tại đây có dấu hiệu nhái tên thương hiệu Gucci, Prada, D&G, Fila, Nike… Nếu như hàng chuẩn có giá từ chục triệu đồng thì những sản phẩm “nhái” này chỉ giao động từ vài trăm đến hơn triệu đồng. Đương nhiên, mọi sản phẩm này cũng trong tình trạng không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, không có thông tin nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Không chỉ vậy, nhiều túi xách cũng rơi vào tình trạng nhái mẫu mã từ thương hiệu thời trang Quốc tế. Cụ thể, phóng viên hỏi nhân viên cửa hàng về chiếc túi màu xanh lá cây có mẫu mã và kiểu dáng như dòng túi Dior Cannage nhưng được dán mác Magnolia. “Đây là túi của thương hiệu Dior phải không?”, phóng viên bày tỏ sự nghi ngại.

Trước câu hỏi này, nhân viên cửa hàng liền giải đáp: “Đây là hàng nội địa do Trung Quốc sản xuất, không gắn mác gì ghi là Dior. Nhưng nhìn rất giống là Dior, dù bản thân tôi không thể nói đây là của thương hiệu Dior”.

sản phẩm túi Dior Cannag dòng Mini có giá khoảng 70 triệu đồng, trong khi đó, Dior “nhái” tại đây, chỉ có giá 1,2 triệu đồng
sản phẩm túi Dior Cannag dòng Mini có giá khoảng 70.000.000 VNĐ, trong khi đó, Dior “nhái” tại đây, chỉ có giá 1.200.000 VNĐ.

Chiếc túi Dior này không phải sản phẩm duy nhất được bày bán tại đây có xuất xứ nước ngoài. Thông tin này được chính nhân viên tại cửa hàng xác nhận. Mặt khác, dù nhiều sản phẩm giày dép, túi xách được bày bán tại đây là hàng nhái, hàng nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt như pháp luật quy định song giá thành không hề rẻ, có khi lên đến cả triệu đồng.

Tương tự, phóng viên tiếp tục “mục sở thị” tại cửa hàng Lucky tại địa chỉ số 683 Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, phóng viên thấy nhiều sản phẩm giày dép mang các thương hiệu như: QBEL Madein&loved, YYDSNi, Fashion Sheos…, đều không có tem nhãn phụ Tiếng Việt, dù cho mác toàn tiếng nước ngoài.

Các sản phẩm giày dép, túi xách có dấu hiệu giả mão được bày bán tại
Các sản phẩm giày dép, túi xách có dấu hiệu giả mão được bày bán tại cửa hàng Lucky tại địa chỉ số 683 Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long.

Quầy giày bốt của Lucky cũng không có bất cứ tem nhãn nào, thậm chí nguồn gốc xuất xứ ở đâu, phóng viên tìm “mỏi mắt” cũng không tìm thấy. 

Đáng nói hơn, các sản phẩm giày dép, túi xách tại đây có dấu hiệu nhái kiểu dáng, logo các thương hiệu Gucci, Prada, Hermès, MLB, Nike,…hoặc cố ý sửa tên từ Channel thành Chenal, Balenciaga thành Balfncaica…

Boot có logo của hãng LV được bán với giá vài trăm nghìn tại của hàng
Boot có logo của hãng LOUIS VUITTON được bán với giá vài trăm nghìn tại của hàng.

Như chiếc túi xách có vẻ ngoài giống thương hiệu Gucci nhưng được bày bán ngang nhiên, với tên khá “lạ” khiến người tiêu dùng hoang mang. Được biết, sản phẩm này cũng được Lucky bán với giá không rẻ, đến cả triệu đồng. Nhưng so với “bản gốc” dòng Mini có giá khoảng 30 triệu đồng thì đây vẫn là một cái giá “khá dễ chịu”.

Chiếc túi xách có vẻ ngoài giống thương hiệu Gucci nhưng được bày bán ngang nhiên tại cửa hàng nhưng lại không có chút thông tin gì ngoài chữ nước ngoài, không tem nhãn phụ tiếng Việt
Chiếc túi xách có vẻ ngoài giống thương hiệu Gucci nhưng được bày bán ngang nhiên tại cửa hàng nhưng lại không có chút thông tin gì ngoài chữ nước ngoài, không tem nhãn phụ tiếng Việt.

Trong khi đó, theo Điều 1, Khoản 1 thuộc Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, giày dép không thuộc phạm vi không phải ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Sản phẩm dây lưng Hermes được bày bán tại cửa hàng với giá chỉ hơn 400.00 VNĐ
Sản phẩm dây lưng  Hermès được bày bán tại cửa hàng với giá chỉ hơn 400.000 VNĐ.

Mặt khác, điều 10 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cũng quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu, tem nhãn buộc phải có những thông tin như sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Pháp luật xử phạt như thế nào về việc bán hàng giả?

Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung tại Nghị định này cũng quy định:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này; Khoản 4 cũng đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, sau quá trình ghi nhận trực tiếp từ chợ Hạ Long 1 và các cửa hàng kinh doanh giày dép trên địa bàn thành phố Hạ Long, phóng viên không ghi nhận được hiện trạng tem nhãn đầy đủ như quy định của pháp luật.

Từ thực trạng trên có thể thấy, mặc dù là địa phương luôn không ngừng đổi mới phuơng thức lãnh đạo, thích nghi trong từng hoàn cảnh để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thế nhưng thị trường hàng hoá lại tồn tại nhiều điểm tối? Liệu đây có phải là thách thức đối với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh nói riêng và chính quyền tỉnh Quảng Ninh nói chung?

Thương hiệu & Công luận sẽ chuyển đến độc giả những bài viết tiếp theo.

Trần Trang - Thảo Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở GD&ĐT TP. HCM vừa có văn bản về lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của giáo viên, học sinh.

Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn
Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn

Hôm nay 24/4, giá lúa gạo thị trường trong nước gạo điều chỉnh tăng với gạo và giữ ổn định với lúa, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm với mức giảm từ 4 - 10 USD/tấn.  Hiện các thương lái hỏi mua lúa Hè Thu nhiều.

Biên phòng Quảng Trị phá đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép
Biên phòng Quảng Trị phá đường dây đưa người xuất nhập cảnh trái phép

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Lào.

Vĩnh Hoàn (VHC) tiếp tục nêu lý do chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2024
Vĩnh Hoàn (VHC) tiếp tục nêu lý do chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2024

Vĩnh Hoàn bất ngờ xin gia hạn nộp và công bố Báo cáo tài chính quý I/2024 chậm nhất vào ngày 15/5/2024 thay cho quy định hiện hành là chậm nhất ngày 30/4/2024.

Trọng tâm của phiên họp lần thứ 8 về chuyển đổi số là thảo luận về kinh tế số
Trọng tâm của phiên họp lần thứ 8 về chuyển đổi số là thảo luận về kinh tế số

Phiên họp tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn.