Bài 1: Honda Việt Nam: Gần 2.000 công nhân nghỉ việc mỗi năm

Bài 2- Gần 2.000 công nhân Honda nghỉ việc mỗi năm: Người lao động nói gì?

Bài 3- Gần 2.000 công nhân Honda nghỉ việc mỗi năm: Khi tuổi xuân đã mất…

Bài 4- Một tâm sự “đắng chát”!

Bài 5: Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo kiểm tra làm rõ

THCL Với tin tức liên quan đến Honda VN sa thải được nêu trên các báo gần đây, với số lượt chia sẻ bài viết đều là công nhân của Honda. Phải chăng, đây là điều mà tất cả công nhân Honda đang bức xúc?

Trong tuần qua, có rất nhiều bài viết liên quan đến tiêu đề “Honda VN sa thải công nhân lao động” - đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt sự quan tâm và chia sẻ nhiều nhất lại chính là các nhân viên của Honda. Tại sao thế? Câu trả lời thì đương nhiên rồi, vì các bạn chia sẻ là những người trong cuộc, mà phải trong cuộc mới hiểu vấn đề này bấy lâu nay đang là tiêu điểm nhức nhối tại Honda VN.

Số lượt chia sẻ bài viết trên các báo chủ yếu là công nhân Honda.

Với số lượng được thống kê từ BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thì:  Số lượng lao động dừng đóng BHXH trong các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 1.837; 1.670; 2.491 lao động. Số lượng đóng mới: năm 2013 là 2.224 người; 2014 là 2.221 người; năm 2015 là 1.896 người (với con số tổng hợp mới nhất từ tháng 1 – 7/2016 thì số dừng đóng BHXH là 2.246 và số đóng mới là 1.261 người. Con số này cho thấy tỷ lệ công nhân nghỉ việc tại Honda VN ngày một tăng cao.

Tuy nhiên, về phía Honda VN, có giải thích tỷ lệ nghỉ tăng cao là do người lao động tự nghỉ, còn việc Honda sa thải chỉ duy nhất có một số ít vì năng lực không đạt yêu cầu hoặc bị sa thải vì vi phạm kỷ luật. Nhưng với việc giải thích của Honda chỉ là về một phía từ Ban Giám đốc để họ cố tình che giấu những ẩn khuất, những bất cập, bất mãn mà những người công nhân đang hàng ngày phải nhẫn nhịn.

Sau 3 ngày tìm hiểu tại Nhà máy Honda (chi nhánh tại Vĩnh Phúc) và được trò chuyện với rất nhiều bạn công nhân ở đây thì thấy rằng, tỷ lệ nghỉ việc mỗi ngày một tăng cao do chỉ tiêu vào chính thức ngày một ít đi và vấn nạn “con ông cháu cha” làm công nhân bất mãn nên phải nghỉ để kiếm một công việc khác cho có hy vọng hơn.

Công nhân nghỉ nhiều do chỉ tiêu vào chính thức mỗi năm một ít đi?

Với những công nhân làm đến năm thứ 3 mà được đánh giá (B+ hoặc A) thì sẽ được đi thi chính thức, còn nếu làm đến năm cuối cùng thì mặc nhiên cũng được đi thi chính thức. Số lượng thi mỗi năm khoảng 800 -900 người, trong đó con số xấp xỉ 400 người từng làm 4-5 năm (năm cuối của hợp đồng lần 2). Trước khi đi thi khoảng 3 ngày, có một số bạn được phát tài liệu để học, nhưng học gì ở cái tài liệu dày hàng trăm trang trong 3 ngày như thế và học thuộc cả trăm trang thì khi đi thi cũng may mắn lắm mới được có 1/5 câu hỏi của đề thi. Vậy thì, 4 câu còn lại học ở đâu? Tổng đề thi có 5 câu, 2 câu hỏi triết lý của Honda, 3 câu tự luận, nhưng câu tự luận lại không liên quan đến công việc mà người công nhân đang làm hàng ngày, thử hỏi biết tự luận ra sao?

Bạn Nguyễn Văn Minh, bộ phận Động cơ cho biết: Hợp đồng của em năm nay năm cuối, được đánh giá B+ để đi thi, nhưng thấy rằng không có cơ hội vì được đánh giá A còn chẳng đỗ thì B+ hoặc B đi thi đỗ sao được... chỉ là hình thức để cho hợp lý, để công nhân không khiếu nại thôi.

Đặc biệt, có 1 câu tự luận có khi cho cấp quản lý làm cũng chả biết ấy chứ. “Câu hỏi là: Bạn hãy giải thích vòng tròn quản lý P-D-C-A là gì, lấy ví dụ minh họa?”. Với câu hỏi này thì em không biết trả lời thế nào, vì mình có phải là quản lý đâu mà có khi câu này hỏi cấp quản lý Phó phòng của em có khi cũng không biết. Mà kết quả thi có tốt thì cũng chưa chắc đã đỗ, vì phụ thuộc vào chỉ tiêu công ty rồi lại chỉ tiêu của bộ phận, mà về đến bộ phận rồi thì lại xét ưu tiên thân quen, con ông cháu cha...nói chung là không có hy vọng.

Công nhân phải nghỉ vì bất mãn do quá trình đánh giá tăng lương hàng năm không công bằng?

Phải kể đến số lượng công nhân nghỉ sau đợt đánh giá tăng lương là nhiều nhất, do kết quả đánh giá không phù hợp với việc phấn đấu cả một năm trời. Cái bất mãn là những người không làm gì nhưng vẫn 2- 3 bậc (B+;A) vì đó đều là những con cháu của các cấp quản lý tại bộ phận, vì ngay từ việc tuyển đầu vào đã xảy ra tình trạng chọn người này người kia và có sự sắp xếp từ trước nên đến khi đánh giá tăng lương, con cháu các cấp quản lý đều được xét bậc cao đầu tiên.

Bạn Bùi Trọng T. Phòng Sơn Xe máy (PAPO) cho biết: Tại bộ phận tình trạng quen biết, kết bè kết cánh hàng năm đang là nỗi bức xúc rất lớn. Con trai muốn đánh giá (B+;A) thì lại phải mời nọ mời kia, quà nọ quà kia cả năm để cuối năm có thêm hy vọng. Con gái thì lại “đi này đi nọ” với quản lý để được xem xét mà lại phải tạo mối quan hệ từ cấp phó phòng đến trưởng phòng. Cũng bởi tình trạng này ngày một lộ liễu khó chấp nhận nên nhiều người bất mãn là hiển nhiên. Tính ra, mỗi năm tại bộ phận có 60% là không hài lòng với kết quả đánh giá nên làm việc chán nản, phải tự nghỉ để có công việc khác tốt hơn.

Câu hỏi là: Tại sao sốlượng công nhân nghỉ mỗi năm một nhiều, nhưng về phía công đoàn lại không có ý kiến gì?

Tìm hiểu mới thấy, quả thật không thể có ý kiến vì ở Honda, phía công đoàn cũng đều là người lấy lương của Honda, làm tại các bộ phận thôi chứ không phải là nhân lực của VEAM. Chủ tịch công đoàn lại làm Trưởng phòng cấp cao khối sản xuất thì thử hỏi, có dám lên tiếng để bảo vệ người lao động?

Phùng Sơn