Rạng sáng 29/4/2019, hai người nước ngoài khoảng dưới 30 tuổi được chuyển đến BV Việt Đức trong tình trạng đa chấn thương, trong đó một người được xác định tử vong trước đi vào bệnh viện, người còn lại dù được tích cực cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó.
Thông tin ban đầu cho biết hai nạn nhân này uống bia rượu rồi tham gia giao đông, khi đang lưu thông trên đường phố Hà Nội bất ngờ đâm vào xe ô tô dừng đỗ ven đường dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Trong số 90% trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt có khoảng 30- 40 trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn được chỉ định xét nghiệm. (Ảnh minh họa)
Một trường hợp khác cũng được chuyển từ Hà Tĩnh đến BV Việt Đức rạng sáng ngày 1/5 trong tình trạng đa chấn thương do tự ngã khi đang trên đường đi làm về. Hiện bệnh nhân này cũng đang được theo dõi chấn thương sọ não.
Hiện trường vụ tai nạn lúc rạng sáng ngày 1/5 tại hầm Kim Liên
Đêm 30/4, rạng sáng 1/5, xảy ra vụ tài xế Lê Trung Hiếu điều khiển ô tô Mercedes đâm tử vong 2 phụ nữ đi xe máy tại hầm Kim Liên mà nguyên nhân lại là do lái xe sử dụng rượu bia, không làm chủ hành vi của mình.
Mới nhất, vào khoảng 7h30’ sáng nay (2/5), người dân phát hiện một thi thể nam giới cùng chiếc xe mô tô dưới cống nước ven đường.
Địa điểm người gặp nạn là dưới cống cạnh cầu Mèng Đeng, thuộc thôn Pò Hà, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. Người đàn ông đã tử vong, nằm cạnh chiếc xe mô tô màu trắng- đỏ, biển kiểm soát: 12V1-0059...Xung quanh vắng bóng người qua lại sau kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Lực lượng chức năng huyện Văn Lãng nhanh chóng đến hiện trường, khám nghiệm hiện trường, xử lý sự việc. Nạn nhân được xác định là ông Lý Văn Q. (SN 1963), trú tại thôn Bản Mới, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng.
Nguyên nhân ban đầu được các ngành chức năng địa phương xác định là ông Q. trước khi lao xuống cống đã uống rượu say, không làm chủ tốc độ nên đã tự lao xe mô tô xuống cống nước.
Theo các bác sĩ, trong số 90% trường hợp cấp cứu do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt có khoảng 30- 40 trường hợp nghi ngờ có nồng độ cồn được chỉ định xét nghiệm. Mặt khác, khi cấp cứu những bệnh nhân tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu cao là một khó khăn lớn đối với y, bác sĩ. Bởi lẽ cùng một mức độ thương tổn, nhưng với bệnh nhân uống rượu bia thì việc hồi sức cấp cứu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Hằng Vương (t/h)