Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo Lộc: Vang danh một xứ Trà

Cây trà có một lịch sử khá lâu đời ở Bảo Lộc. Dù trong nông nghiệp, kinh tế hay du lịch, trà luôn góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của thành phố này. Chính vì lẽ đó, đâu đâu trên những con đường quanh co, những ngọn đồi nhấp nhô hay ngay cả ven quốc lộ, bất kì ai cũng có thể nhìn thấy những vườn trà xanh tươi mơn mởn.

Phát triển thương hiệu trà B’Lao

Cách TP. Đà Lạt 120km về phía tây nam, Bảo Lộc (Lâm Đồng) được biết đến với thương hiệu trà (chè) B’Lao nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngược dòng lịch sử, từ vùng Cầu Đất trên độ cao 1.000m, theo quá trình hình thành và phát triển, theo nhu cầu khai thác đất đai và nhân công bản xứ của giới chủ người Pháp mà cây trà lan dài xuống vùng Bảo Lộc, Di Linh theo lộ trình mới mở cửa của con đường từ Đà Lạt đi Sài Gòn vào thập niên 1930.

Trà bắt đầu làm quen với đất B’Lao từ các đồn điền của người Pháp như đồn điền Felit B’Lao, B’Lao Sierre… rồi dần dà là sự ra đời của các trang trại, các rẫy trà, vườn trà của các hộ gia đình. Từ đó ở vùng đất này đã xuất hiện một tầng lớp dân cư đông đảo chuyên sống bằng nghề canh tác hoặc chế biến trà hương. Một thế giới riêng của những người làm trà trên đất bazan đã khai mở từ gần 80 năm trước, để hôm nay, trà là một trong ba cây công nghiệp quan trọng, phát triển mạnh nhất ở Bảo Lộc.

Bảo Lộc: Vang danh một xứ Trà - Hình 1

Bảo Lộc - được mệnh danh là thành phố của hương trà

Và ngay từ những ngày đầu dựng nghiệp trà trên quê hương mình, những người làm trà đã chọn ngay địa danh B’Lao để đặt tên cho sản phẩm của họ. Nhờ tiếng tăm đã được khẳng định của thương hiệu “Trà B’Lao” mà các danh trà sau này đều dùng thêm chữ Trà B’Lao trên sản phẩm của mình. Đó có thể là Danh trà Quốc Thái, Đỗ Hữu, Trâm Anh, hay Rồng Vàng, Thiên Thành, Ngọc Trang…  “Nếu không ghi chữ B’Lao vào bao bì thì sản phẩm như mất đi phần bản sắc quan trọng nhất và rất khó tiêu thụ” – chủ một danh trà đã khẳng định.

Điều đó minh chứng thêm cho sự hoà quyện máu thịt giữa con người, xứ sở và sản phẩm ra đời trên miền đất cao nguyên. Đồng thời, một lý do quan trọng khác là trà B’Lao mang dấu ấn đặc trưng riêng trong phông vị đã từng chinh phục thói quen thưởng trà của người “Đàng trong” trong khi ở “Đàng ngoài” có trà Thái Nguyên nức tiếng lâu đời.

Hiện nay, thương hiệu Trà B’Lao được xác nhận đối với bốn sản phẩm, gồm trà xanh ướp hương, trà xanh, trà đen chế biến và trà ôlong. Theo lãnh đạo TP. Bảo Lộc cho biết, muốn cho thương hiệu “Trà B’Lao” là của chung và có một vị thế mới, thì sản phẩm trà của tất cả các cơ sở chế biến cần phải được sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn về chất lượng đồng nhất, đảm bảo độ an toàn cao và phải được thị trường công nhận. Chính vì điều đó nên chính quyền và các cơ quan hữu trách cùng toàn thể nhân dân Bảo Lộc đã quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây trà và sản phẩm trà của xứ sở B’Lao. Và đây sẽ là một thương hiệu mạnh của cộng đồng những người trồng, chế biến và kinh doanh sản phẩm này của địa phương.

Trà Bảo Lộc – Vươn ra thế giới

Một câu chuyện muôn thuở của nông sản Việt Nam xuất ra thị trường thế giới là chất lượng sản phẩm của chúng ta còn thấp, khó thỏa mãn được thị trường nước ngoài với những yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm. Vậy nên, muốn sản phẩm trà thực sự chiếm lĩnh được thị trường thế giới, không có cách nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải sản xuất trà đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Bảo Lộc: Vang danh một xứ Trà - Hình 2

Hình ảnh quen thuộc khi đến với Bảo Lộc là những đồi trà xanh mướt, phóng vút tầm mắt

Chính vì vậy, những năm qua, ngành trà Bảo Lộc đã có cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khá toàn diện, từ khâu trồng đến khâu chế biến. Đến nay, nguồn giống trà đã đa dạng hơn. Những vườn trà có thêm những giống mới như: TB14 và LĐ97, Ô Long, Ngọc Thúy, Kim Tuyên, Tứ Quý…

Hiện nay, diện tích trồng trà của Bảo Lộc khoảng 7.716 ha, trong đó trà hạt 5.198 ha, trà cao sản và chất lượng cao 2.518 ha. Được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao, UBND TP. Bảo Lộc và các ngành chức năng đã xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế đặc thù cho ngành trà như ban hành Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau, trà tập trung an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 về việc hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap trong nông nghiệp và thủy sản; Đề án nâng cao chất lượng giống cây trà trên địa bàn TP. Bảo Lộc giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đặc biệt, xây dựng được nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực tiêu thụ và chế biến trà xuất khẩu ra nước ngoài. Tạo cơ chế mở, thủ tục thông thoáng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển công nghệ, kỹ năng quản lý, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch và canh tranh trong sản xuất, kinh doanh trà.

Nhờ thế mạnh về vùng nguyên liệu sẵn có nên vùng trà B’Lao nói riêng đã có nhiều điều kiện phát triển mạnh mẽ. Không chỉ phủ khắp thị trường nhiều tỉnh, thành trong nước mà hiện nay sản phẩm trà Bảo Lộc đã vươn ra thị trường thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 5.364 tấn, đạt giá trị 15,15 triệu USD.

Bảo Lộc: Vang danh một xứ Trà - Hình 3

Hai năm một lần, TP. Bảo Lộc đều tổ chức lễ hội Tuần văn hóa Trà. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh những người trồng trà, chế biến trà cũng như giới thiệu và quảng bá thương hiệu trà B’Lao 

Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước thì các sản phẩm như trà đen, trà xanh viên, Ô long chủ yếu dùng cho xuất khẩu qua các nước  Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Indonesia, khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ...

Theo thống kê, trên địa bàn TP. Bảo Lộc có khoảng 101 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến trà. Ngoài việc nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến còn chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất khá hiện đại, đồng bộ nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Điển hình như Công ty TNHH Tâm Châu, DNTN Phước Lạc, DNTN Phương Nam Công ty TNHH chè Sung Viên và cơ sở chế biến trà Thạch Tuyền…

Có thể nói, ngoài nỗ lực chuyển đổi cơ cấu giống, phương thức sản xuất, người làm trà Bảo Lộc đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của việc nâng cao giá trị gia tăng, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu. Cùng với việc nhiều năm tổ chức thành công lễ hội Tuần văn hóa Trà, Bảo Lộc đã tạo cú hích, đưa người làm trà và sản phẩm trà Bảo Lộc đứng trước cơ hội rất lớn vươn tầm bay cao, bay xa hơn nữa.

Nhãn hiệu chứng nhận “Chè B’Lao” đã được Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc triển khai xây dựng từ năm 2006, đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 136763 ngày 09/11/2009 theo quyết định số 23552/QĐ-SHTT cho nhãn hiệu “Chè B’Lao” với các sản phẩm: Chè xanh ướp hương, Chè xanh, Chè đen, Chè Ôlong.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.