Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảy mục tiêu tổng quát và 122.250 tỷ đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Theo trình bày của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa có 7 mục tiêu tổng quát và đề xuất Quốc hội chủ trương đầu tư giai đoạn 2025-2030 với tổng các nguồn lực huy động để thực hiện là 122.250 tỷ đồng.

Sáng 3/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ảnh quochoi.vn.
Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ảnh quochoi.vn.

Theo Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng, nhằm cụ thể hoá định hướng "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa", phấn đấu hoàn thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đã đặt ra: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế", việc đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết.

Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát; 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030; 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035 có mối quan hệ mật thiết với nhau; được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết theo đúng nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng.

Cụ thể, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), bao gồm vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 27.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh quochoi.vn.

Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của chương trình.

Vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); Trong đó vốn đầu tư phát triển: 18.000 tỉ đồng; vốn sự nghiệp 12.250 tỷ đồng. Vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, để đảm bảo tiến độ của các nội dung công việc ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện thời gian là 2025-2035.

Trong đó, năm 2025 chỉ tập trung chỉ thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua.

Giai đoạn thứ hai theo kỳ trung hạn 2031-2035 tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Ảnh báo Đảng Cộng sản.
Bảy mục tiêu tổng quát và 122.250 tỷ đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Ảnh báo Đảng Cộng sản.

Đề cập về một số đề xuất, kiến nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng Chương trình. Do đó, Chương trình cần được nghiên cứu, đánh giá toàn diện; chuẩn bị Hồ sơ bảo đảm chất lượng, đồng thời, bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. 

Đến ngày 23/5/2023, Hồ sơ về Chương trình còn thiếu dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và Báo cáo của Kiểm toán nhà nước. Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, ý kiến thẩm tra của Ủy ban và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, hoàn thiện Hồ sơ về Chương trình theo quy định, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Để phục vụ việc nghiên cứu, thảo luận, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận một số vấn đề: Sự cần thiết đầu tư Chương trình; địa điểm, phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình; thời gian thực hiện Chương trình; tổng vốn đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn của Chương trình; mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và hệ thống các chỉ tiêu của Chương trình; nhiệm vụ, giải pháp được thực hiện trong các nội dung thành phần của Chương trình; cơ chế thực hiện Chương trình; những vấn đề khác đại biểu quan tâm.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Tiền Giang: Kịp thời ngăn chặn lô Iphone nhập lậu
Tiền Giang: Kịp thời ngăn chặn lô Iphone nhập lậu

Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu qua nền tảng thương mại điện tử.

Cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia kinh doanh mô hình Dropshipping
Cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia kinh doanh mô hình Dropshipping

Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping. Đối tượng lợi dụng mô hình kinh doanh này để dụ dỗ nhiều nạn nhân tham gia, sau đó chiếm đoạt tiền của “người bán hàng”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Kỳ họp, đến hôm nay, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Quốc hội thông qua 3 Luật sửa đổi về bất động sản
Quốc hội thông qua 3 Luật sửa đổi về bất động sản

Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 với 404/469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quảng Ngãi kiểm soát việc lợi dung tăng lương để tăng giá
Quảng Ngãi kiểm soát việc lợi dung tăng lương để tăng giá

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình lợi dụng việc tăng lương để tăng giá trái phép. Một trong những biện pháp mà Cục đề ra là yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ký cam kết, thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết…

Bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
Bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và được chia làm 2 đợt (đợt 1, từ ngày 20/5-8/6 và đợt 2, từ ngày 17-29/6). Theo chương trình, sáng nay (29/6), Kỳ họp tiến hành phiên bế mạc.