Phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi
Trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các tỉnh, thành phố trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ vừa là địa bàn trung chuyển, vừa là địa bàn tiêu thụ hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, kéo theo việc lợi dụng các cơ chế, chính sách đầu tư và điều kiện tự nhiên để buôn lậu, gian lận thương mại...
Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với 4 tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ
Nổi lên là vấn đề lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu như quá cảnh, chuyển khẩu, gia công chuyển tiếp, chuyển giá để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng là lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phương thức thủ đoạn tinh vi, như khai báo gian dối về chủng loại mặt hàng, thuế xuất, chia nhỏ hàng lậu, giao khoán công đoạn vận chuyển, gia cố, hoán cải phương tiện, sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp. Những mặt hàng vi phạm gồm có hàng cấm, hàng cấm nhập khẩu, hàng tiêu dùng, hàng giả vi phạm sở hữu công nghiệp & sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng từ chống buôn lậu, gian lận thương mại
Đối tượng vi phạm là doanh nghiệp, cá nhân đa thành phần, lứa tuổi là người Việt Nam, người nước ngoài, người không có công ăn việc làm ổn định, du học sinh, tiếp viên hàng không, lái, chủ xe, người có tiền án, tiền sự.
Xác định trách nhiệm người đứng đầu
Theo đánh giá của VPTT Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong năm 2017, các cơ quan thường trực tham mưu cho ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố triển khai và thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực xăng dầu, kiểm soát kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm, rượu không rõ nguồn gốc, thức ăn chăn nuội, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... Tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 TP. HCM đã kiểm tra xử lý 14.065 vụ, trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu là 1.544 vụ; gian lận thương mại 12.180 vụ; hàng giả 381 vụ; xử phạt vi phạm hành chính, khởi tố 16 vụ.
Phương thức, thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi
Bình Dương, kiểm tra bắt giữ xử lý 2.363, trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu là 165 vụ; gian lận thương mại 2.225 vụ; hàng giả 21 vụ; xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế, bán hàng tịch thu, thu nộp ngân sách hơn 213 tỷ đồng.
Đồng Nai, tổng số vụ kiểm tra xử lý 3.567 vụ, xử phạt vi phạm hành chính truy thu thuế bán hàng tịch thu, nộp ngân sách là 704 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự 06 vụ.
Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện bắt giữ, xử lý 1.010 vụ vi phạm, tổng thu nộp ngân sách 175 tỷ đồng; khởi tố 127 vụ/153 đối tượng.
VPTT Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xác định, ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố cần chủ động kiểm soát tình hình, xác định tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, đường dây, ổ nhóm, đầu nậu. Kiểm soát chặt chẽ các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, các loại đông dược, tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp, hóa chất, chế phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Xác định trách nhiệm người đứng đầu phân công, phân cấp, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp trên từng địa bàn, tuyến trọng điểm. Thực hiện tốt quy chế phối hợp, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng và các địa phương liên ngành, liên tỉnh đảm bảo hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Nguyễn Lánh - Hải Dương