Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12

Chiều 15/4, tại Hà Nội, diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12. Tham dự Lễ bế mạc có đại biểu cấp cao của hai nước Việt Nam - Pháp.

Tại Lễ bế mạc, Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui thông tin: Trong 2 ngày tổ chức, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 đã có 4 phiên thảo luận chuyên đề, trao đổi những nội dung rất phong phú. Mỗi phiên chuyên đề có ít nhất 150 người tham dự, có những phiên có 300 - 400 người tham dự.

Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui thông tin tại Lễ bế mạc
Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui thông tin tại Lễ bế mạc.

Cụ thể, tại phiên Hội thảo chuyên đề về “Đô thị bền vững” do UBND thành phố Hà Nội và Hội đồng vùng Ile-de-France chủ trì, các đại biểu đã làm rõ nhiều nội dung, trong đó nhận định các địa phương của hai nước có điểm chung là phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến thành phố bền vững. Trong đó gặp khó khăn từ công tác quy hoạch, quản lý đô thị,  xử lý nước thải…

Thông qua tham luận, các địa phương, cơ quan, đơn vị của hai nước đã đưa ra nhiều đề xuất, khuyến cáo phù hợp với đặc thù của từng quốc gia, địa phương và thể chế của mỗi nước để vượt qua khó khăn, thách thức. Đồng thời khẳng định, những trao đổi về vấn đề này vẫn chưa kết thúc, sau Hội nghị, các đơn vị sẽ tiếp tục tham vấn lẫn nhau để vượt qua khó khăn, thách thức.

Tại phiên chuyên đề về “Văn hóa, Di sản và Du lịch” do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Thành phố Toulouse đồng chủ trì, các bên đã tích cực chuẩn bị nhiều bài tham luận; đưa ra nhấn định chung, “Văn hóa, Di sản và Du lịch” có nhiều thách thức và cơ hội đặt ra. Các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách công trong bảo tồn văn hóa, di sản và quản lý tour du lịch đại trà; những đóng góp của di sản vào du lịch; nhấn mạnh di sản vật thể và phi vật thể đóng góp vào văn hóa; đời sống của dân cư bản địa chịu tác động của di sản…

Bàn về phương thức hợp tác, các địa phương của hai nước nhấn mạnh có thể thể áp dụng công nghệ số trong quản lý và bảo tồn di sản; phát huy vai trò của nhà nước trong đưa ra qua hoạt động quy hoạch, chính sách bảo tồn.

Tại phiên chuyên đề về “Môi trường, Nước và Xử lý nước” do UBND TP.HCM và thành phố Rennes đồng chủ trì, các đại biểu đã chia thành 2 phần thảo luận. Nhận định chung là 2 nước đều phải đối mặt với khan hiếm nước và biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất các địa phương có thể phát triển kỹ thuật; xây dựng chính sách công để quản lý nguồn nước hiệu quả đặc biệt trong nông nghiệp, tưới tiêu. Chính vì vậy, trong thời gian tới các địa phương sẽ tiếp tục hợp tác, trao đổi phi tập trung về quản lý nước; nâng cao kiến thức sử dụng, quản lý, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng trong thời gian tới bên cạnh kinh tế tuần hoàn.

Tại phiên chuyên đề về “Thành phố thông minh - số hóa” do UBND thành phố Đà Nẵng và Vùng Nevers. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị địa phương, sử dụng trí tuệ nhân tạo, IoT, công nghệ thông tin… để tối ưu hóa hiệu quả dịch vụ công của Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Với chủ đề tập trung chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh, các đại biểu đã nhận định chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, giúp chúng ta chuyển đổi mô thức quản lý vận hành; phát triển, nhanh, bền vững, minh bạch hơn. Các bài tham luận đã đề xuất các chính sách, nhấn mạnh trong chuyển đổi số thì vấn đề con người là quan trọng và cần đặt vào trung tâm của các chính sách thực hiện.

Thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse ký kết hợp tác
Thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse ký kết hợp tác.

Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui nhấn mạnh, các phiên hội thảo có nội dung dày đặc, đạt hiệu quả. Mặc dù kết thúc nhưng những trao đổi chưa dừng lại, các địa phương của 2 nước sẽ tiếp tục có những đối thoại với nhau đề xuất ra phương hướng, giải pháp phù hợp với mỗi địa phương.

Tại phiên bế mạc, diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương, gồm thành phố Hà Nội - thành phố Toulouse, tỉnh Yên Bái - tỉnh Val-de-Marne, tỉnh Thừa Thiên-Huế - Grand Poitiers, thành phố Huế - Thành phố Rennes.

Tình hữu nghị, sự chân thành, tin tưởng tạo nền tảng vững chắc

Phát biểu tại Lễ bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng: Thông qua Hội nghị, các địa phương đã mang đến cho nhau sự ấm áp của tình hữu nghị, sự chân thành, tin tưởng, tạo nền tảng vững chắc cho Đối tác chiến lược Việt Nam và Pháp.

“Chúng ta vui mừng nhận thấy các phiên làm việc của Hội nghị có chất lượng rất cao, nhất là tại 4 Hội thảo chuyên đề với sự tham gia của gần 1.000 đại biểu, đại diện cho hơn 60 địa phương của Pháp và Việt Nam, cùng với nhiều tổ chức nhà nước và tư nhân; trong đó, đặc biệt có nhiều địa phương của Pháp và Việt Nam lần đầu tham dự Hội nghị”, ông Trần Sỹ Thanh bày tỏ.

Những kiến nghị, đề xuất đến từ các chuyên gia, đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, chủ doanh nghiệp, những người trực tiếp triển khai dự án,... đã thể hiện quyết tâm chung là chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, đồng thời, đánh giá về những thách thức và cơ hội mới trong kỷ nguyên số, trước những đe dọa của dịch bệnh, biến đổi khí hậu và sự hủy hoại môi trường, về sự cần thiết phát huy bản sắc và di sản khi phát triển du lịch trong một “thế giới phẳng”. Đó là những kiến thức rất bổ ích để gợi mở cho những kế hoạch, hoạt động hợp tác song phương trong tương lai.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố, có thể nói, một số lĩnh vực Hội nghị trao đổi trong ba ngày qua không mới, nhưng với cách tiếp cận mới, phù hợp hơn trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thay đổi, vì Pháp đang thay đổi và vì thế giới của chúng ta cũng đang thay đổi. Đổi mới cách tiếp cận, trong tâm thế “các bên cùng có lợi” nhưng vẫn giữ được tinh thần đoàn kết, vốn là “lý do” ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Pháp.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định: Các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12, còn tiếp tục với việc khảo sát công tác bảo tồn di sản, di tích tại Hà Nội, là kết quả hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương Toulouse và Ile de France. Ngoài ra, các đại biểu Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục gặp gỡ, trao đổi trong chuyến đi đến tỉnh Ninh Bình, thăm khu quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Phát biểu tại Lễ bế mạc, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề xã hội và Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt tại Thượng viện Pháp, Đại diện của Chủ tịch Thượng viện Pháp, Trưởng đoàn chính thức các địa phương Pháp Catherine Deroche gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Pháp đã dành sự tiếp đón nồng hậu.

Bà Catherine Deroche khẳng định, những hoạt động được triển khai tại Hội nghị là nền tảng để các bên có thể tiếp tục trao đổi trong tương lai, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng nhau phát triển.

Cam kết triển khai các khuyến nghị của Hội nghị lần thứ 12

Tuyên bố chung của Hội nghị lần thứ 12 cho biết, các địa phương Việt Nam và Pháp, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác địa phương Việt Nam và Pháp, tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 13-16/4/2023, với chủ đề “Hợp tác địa phương, động lực cho phục hồi, phát triển bền vững và toàn diện sau đại dịch”, nhận thấy sự năng động của hợp tác địa phương Việt Nam - Pháp là một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa bền vững và nhân văn của hai nước.

Sự kiện trọng đại này, do UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Hiệp hội các địa phương Pháp tổ chức, cùng sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Châu  Âu và Ngoại giao Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lâp quan hệ Ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, Hội nghị lần thứ 12 cho thấy vai trò và uy tín của cơ chế hợp tác này, với sự tham dự của 50 địa phương Việt Nam và 12 địa phương Pháp, cùng nhiều tổ chức nhà nước và tư nhân của hai bên. Hội nghị đã đề cao các đối tác đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào các vấn đề mà các bên có nhu cầu, tiềm năng và thế mạnh như môi trường, xử lý nước, quy hoạch và quản lý đô thị, thành phố bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và du lịch, thành phố thông minh và số hóa.

Trong ba ngày họp tại các phiên toàn thể và chuyên đề, nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác giữa các địa phương nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong quá trình phát triển và nắm bắt các cơ hội, hai bên nhất trí tuyên bố:

Ý thức rõ về những thay đổi môi trường và khí hậu do hoạt động của con người gây ra, hai bên khẳng định lại quyết tâm hợp tác, trên cơ sở những tiềm năng về trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững, đặc biệt là quản lý nước hiệu quả và thống nhất rằng bảo vệ môi trường là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ý thức được nhu cầu cần nhanh chóng thích ứng với chuyển đổi số hiện đang trở thành một thách thức lớn đối với chuyển biến kinh tế - xã hội, hai bên khẳng định hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp có thể đưa ra các hướng hành động và giải pháp hiệu quả để dẫn dắt thành công chuyển đổi, thông qua chia sẻ nhận thức chung, các chính sách, kinh nghiệm thành công và cả thất bại trong phát triển hệ sinh thái số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh. Trong quá trình này, mục đích ưu tiên là cải thiện chất lượng dịch vụ công và môi trường kinh doanh.

Nhận thức rõ những thách thức của đô thị hóa đối với sự phát triển bền vững của các thành phố và cuộc sống của người dân, hai bên không còn lựa chọn nào khác ngoài phát triển bền vững. Vì vậy, những tư duy đổi mới cần thúc đẩy các dự án dựa trên cách tiếp cận toàn diện và phù hợp với điều kiện địa phương để đảm bảo sự hài hòa, cân bằng giữa hiện đại và truyền thống, bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, môi trường, hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa. Điều này không chỉ đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch, quản lý đô thị, mà còn cần có các giải pháp khuyến khích, huy động các chủ thể khác nhau, đặc biệt là cư dân đô thị tham gia vào quá trình chuyển đổi theo hướng xanh hơn và bền vững hơn.

Qua các cuộc thảo luận về hình thức bảo tồn di sản, phát huy văn hoá và phát triển du lịch, hai bên khẳng định các địa phương Việt Nam và Pháp, với sự đa dạng và phong phú về văn hóa và di sản của mỗi bên, có chung lợi ích tăng cường hợp tác trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng xanh, công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể. Hai bên vui mừng nhận thấy đây chính là các chủ đề quan tâm chung của các địa phương hai nước, cùng với sự tương đồng và khác biệt vốn có, sẽ là những nội dung hợp tác tuyệt vời, cân bằng và phong phú.

Qua các cuộc trao đổi thảo luận trong ba ngày qua và với tư cách là những người trực tiếp triển khai hợp tác địa phương Việt Nam - Pháp, hai bên cho rằng cấp địa phương là thiết yếu và không thể thiếu để đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030. Hai bên kêu gọi phát triển hình thức hợp tác này để tiếp tục và nhân rộng. Hai bên cam kết sẽ triển khai các khuyến nghị của Hội nghị, với sự hỗ trợ của tất cả các bên liên quan./.

Theo VOV.VN

Bài liên quan

Tin mới

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi
Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng nhanh chóng hạ nhiệt sau phiên khởi sắc hôm qua, thì dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi, đã tiếp sức giúp các mã BAF, HAG, DBC bay cao.

Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm
Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng phải thừa nhận: “Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm”.

Sáu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ
Sáu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ

Phát biểu tại buổi Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV
Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV.

Quảng Ninh: Nợ thuế, 30 giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn bị tạm hoãn xuất cảnh
Quảng Ninh: Nợ thuế, 30 giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn bị tạm hoãn xuất cảnh

Chỉ tính từ 1/5 đến nay, Cục Thuế Quảng Ninh đã liên tục ra thông báo đề nghị tạm hoãn xuất cảnh tới 30 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn. Riêng từ ngày 13/5, có tới 8 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.