Diễn đàn Kinh doanh 2024 và Lễ vinh danh “50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024” do Tạp chí Forbes Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức.

Các chuyên gia tham dự Diễn đàn Kinh doanh 2024 Ảnh: Đình Phú.
Các chuyên gia tham dự Diễn đàn Kinh doanh 2024 Ảnh: Đình Phú.

Tham dự Diễn đàn và Lễ vinh danh có các vị: Mihele Wee, Tổng giám đốc Standard CChartered Viet Nam; Peter Redhead; Nguyễn Thi Hương Giang, CEO; Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái Group; Vinay Bhadwaj, Giám đốc Quốc gia và Phó chủ tịch Indorama Ventures… Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Bidiphar đã tham dự Lễ vinh dạnh…

Theo Ban tổ chức, mục đích của Diễn đàn Kinh doanh 2024 là nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh năm 2024, nhận diện thách thức và cơ hội sắp tới, Forbes Việt Nam phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, với chủ đề "Đón đầu xu hướng,”…

Theo đó, tại diễn đàn, các chuyên gia đã chia sẻ: Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục đối diện với nhiều biến số khó đoán định từ căng thẳng địa chính trị đến tín hiệu trái chiều của những đầu tàu kinh tế thế giới. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp phải chủ động nhận diện cơ hội và rủi ro dựa trên đa kịch bản cụ thể của nền kinh tế trong và ngoài nước ở 12 tháng tới để hoạch định, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

Cụ thể, các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 có nhiều quan điểm trái ngược như Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo tăng trưởng 2,4%; trong khi OECD dự báo 3,1%... Trong đó, Việt Nam cũng gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2024, từ thị trường quốc tế với lãi suất cao và tỷ giá USD tăng vọt. GDP quý 1/2024 của Việt Nam đạt 5,66% - mức cao nhất so với cùng kỳ từ 2020-2023 nhưng nhiều lĩnh vực kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.

Cũng theo các chuyên gia, năm 2024 là bản lề chuyển tiếp từ giai đoạn khó khăn sang tăng trưởng, nhưng dòng chảy thương mại toàn cầu yếu ớt trong hai năm qua đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, những khó khăn tại thị trường nội địa khiến nhiều lĩnh vực kinh doanh quan trọng suy yếu có thể kể đến là thị trường bất động sản, trái phiếu, tiêu dùng, lao động… Trong khi đó, thời gian qua, DN Việt Nam chủ yếu tăng trưởng dựa trên tài nguyên cơ bản, lao động và đòn bẩy tài chính, nên cần chuẩn bị và tái cấu trúc mô hình tăng trưởng như thế nào phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, thế giới ngày càng phẳng và với sự bùng nổ của công nghệ, tuy mang đến cơ hội vàng cho các DN trẻ vươn ra biển lớn, nhưng cũng đòi hỏi sự nhanh nhạy nắm bắt xu hướng mới.

Đáng lưu y, hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp tác chiến lược toàn diện với 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Phần còn lại của thế giới thì Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài xuất phát từ độ rộng và độ sâu của thị trường nội địa, gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng… Vì vậy, hhững động lực tăng trưởng mới sẽ đến từ hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam với các nền kinh tế lớn và động lực tăng trưởng từ việc đầu tư, cải cách tại thị trường nội địa. Bằng nguồn lực năng động, trẻ trung và tinh thần sáng tạo, cộng đồng DN Việt Nam cần nắm bắt cơ hội tận dụng làn sóng công nghệ để tạo ra những giải pháp đột phá…

Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương (đứng giữa) thay mặt Bidiphar hận danh hiệu
Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương (đứng giữa) thay mặt Bidiphar hận danh hiệu "Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam – 2024”. Ảnh: Đ-Phú

Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn, Forbes Việt Nam đã tổ chức vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024. Kết quả, Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) là 1 trong 50 doanh nghiệp vinh dự được vinh danh. Đây là lần đầu tiên Bidiphar đạt được vị trí danh giá này, qua đó khẳng định vị thế của mình trong hệ thống doanh nghiệp dược phẩm và trang thiết bị y tế…

Nói về sự kiện lọt vào Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024, Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Bidiphar cho biết: Chúng tôi vô cùng tự hào khi được Forbes Việt Nam công nhận trong danh sách Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024. Đó là kết quả nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty.

Quang cảnh các DN tại Lễ vinh danh “Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024”. Ảnh: Đình Phú.
Quang cảnh các DN tại Lễ vinh danh “Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024”. Ảnh: Đình Phú.

Theo đó, Bidiphar có 44 năm kinh nghiệm trong ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế. Thời gian qua, Công ty không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bidiphar luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sản phẩm an toàn và hiệu quả. Theo thống kê, năm 2023, doanh thu của Bidiphar đạt 1.731 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 269,1 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Những con số này không chỉ phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ mà còn cho thấy hiệu quả kinh doanh ổn định và bền vững của Bidiphar. Ngoài ra, Bidiphar còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bidiphar xem đây là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. Bidiphar thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa năng lực và sáng tạo trong công việc.

Cũng theo Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Hương: Được vinh danh trong danh sách "Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất" của Forbes Việt Nam là một bước ngoặt quan trọng đối với Bidiphar. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của Công ty trong ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế, mà còn là cơ hội để Bidiphar tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và hướng tới thị trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của ngành dược phẩm Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Theo đó, với tầm nhìn “Đến năm 2030 trở thành 1 trong 3 công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam”, Bidiphar xác định: Sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và cộng đồng. Đồng thời, Bidiphar cũng đặt mục tiêu phát triển bền vững, gắn liền với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững!

Lần đầu tiên Bidiphar được vinh danh Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024. Trong ảnh: Phối cảnh một công trình của Bidiphar. Ảnh: V.H
Lần đầu tiên Bidiphar được vinh danh Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024. Trong ảnh: Phối cảnh một công trình của Bidiphar. Ảnh: V.H

Được biết, “Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2024” mà Forbes Việt Nam công bố lần này là dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2023. Theo đó, đại diện cho ngành hàng không, Vietjet là doanh nghiệp xếp thứ 5 về doanh thu với 58,3 nghìn tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2022. Cùng với Vietjet, Top 50 còn có nhiều doanh nghiệp lớn khác như: Petrolimex, Hòa Phát, PV Gas, Vinamilk, FPT, … Cụ thể, vị trí quán quân doanh thu thuộc về Petrolimex (273.979 tỷ đồng), trong khi quán quân lợi nhuận sau thuế lại thuộc về Vietcombank (33.033 tỷ đồng). Top 3 công ty niêm yết có doanh thu cao nhất trong danh sách năm nay là các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, thép lần lượt là Petrolimex, Hòa Phát và PV Gas. Doanh thu các doanh nghiệp này tương ứng đạt 274 nghìn tỷ, 119 nghìn tỷ và 90 nghìn tỷ, còn lợi nhuận lần lượt là 2,8 nghìn tỷ, 6 nghìn tỷ và 11 nghìn tỷ.

Cũng theo Forbes Việt Nam, đối với nhóm ngân hàng, 5 cái tên xuất hiện trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất bao gồm: BIDV (BID), Vietcombank (VCB), VietinBank (CTG), MBBank (MBB), ACB. Theo đó, Vietcombank là doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế lớn nhất trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes…/.

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •