Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Biến động sếp lớn tập đoàn: Kẻ mất chức, người bị khởi tố

Hàng loạt sếp tập đoàn nhà nước bị cách chức vì những sai phạm - đã đặt những đơn vị này lâm cảnh khó khăn. Đó là điều không ai mong muốn, nhưng rất cần thiết để làm trong sạch lại bộ máy điều hành ở những nơi từng được cho là “quả đấm thép”…

Biến động sếp lớn tập đoàn: Kẻ mất chức, người bị khởi tố - Hình 1

Sản xuất thua lỗ, Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất đã đóng cửa

Trong cơn dâu bể…

Những ngày này, sóng gió vẫn chưa buông Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi hàng loạt cán bộ chủ chốt bị khởi tố, bắt giam.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Anh Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC) đã bị khởi tố, bắt giam trong đại án Trịnh Xuân Thanh. Ông Minh là một trong những người có quan hệ mật thiết với những phi vụ làm ăn của PVC thời Trịnh Xuân Thanh.

Trước đó ít ngày, ông Lê Đình Mậu, Kế toán trưởng PVN và 3 người của PVN, PVC cũng đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và các đơn vị thành viên.

Chưa đầy 1 tháng trước, ông Ninh Văn Quỳnh, Phó tổng giám đốc PVN cùng hàng loạt cựu thành viên Hội đồng thành viên PVN bị bắt giữ, khởi tố vì liên quan đến “phi vụ” 800 tỷ PVN mất trắng khi đầu tư vào Ocean Bank.

Chưa kể, liên tiếp những năm gần đây, tập đoàn này cũng phải đối mặt với tình cảnh trống vắng người ngồi “ghế nóng” cao nhất.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN bị cho thôi chức vào tháng 5/2015 và bị bắt ngay sau đó. Rồi người kế vị là ông Nguyễn Quốc Khánh cũng chẳng ngồi vị trí này được bao lâu khi tháng 3/2017 bị cho thôi giữ chức để về Bộ Công thương.

Từ đó đến nay, chức danh Chủ tịch HĐTV PVN vẫn còn để trống.

Khi nhân sự PVN còn đang nóng rực, thì đến lượt lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị gọi tên.

Ngày 20/9, Ban Bí thư đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Vinachem. Lý do là ông Dũng đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của tập đoàn, gây hậu quả rất nghiêm trọng; để tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước giao.

Rồi một loạt sếp lớn các DNNN khác gần đây cũng phải dừng quyền điều hành như ông Nguyễn Hồng Linh, Tổng giám đốc Habeco; ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam; ông Vũ Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam…

Nỗi buồn nhân sự

42 năm kể từ ngày thành lập, PVN đang trong cảnh vô cùng khó khăn. Thế nên, chỉ chưa đầy 4 tháng, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã phải 2 lần viết “tâm thư” trấn an cán bộ, nhân viên toàn tập đoàn.

Trong thư, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh những diễn biến bất thường ấy “ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

“Những yếu tố đó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và người lao động Dầu khí”, thư của lãnh đạo PVN viết.

Vì thế, tại cuộc họp ngày 22/9 về các dự án thua lỗ, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã không ít lần nhắn nhủ chung về công tác cán bộ ở các tập đoàn.

Ông Trần Tuấn Anh yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiện toàn củng cố công tác cán bộ tập đoàn.

“Vinachem có lẽ cũng như vậy, vì trong hoàn cảnh tương tự là mới có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chắc chắn sẽ trải qua cuộc bể dâu mới để hoàn thiện, kiện toàn bộ máy”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Công thương cũng nhấn mạnh sẽ cùng nhận trách nhiệm để thống nhất hoàn thiện công tác cán bộ.

Đối với Tập đoàn Dầu khí, ông Trần Tuấn Anh cho biết, chắc chắn Bộ sẽ xuống kiểm tra để rà lại trách nhiệm của từng cá nhân trong Hội đồng thành viên và trong tập thể Hội đồng thành viên, cũng như tổng giám đốc các đơn vị.

Khi phân tích những yếu tố làm “hư” DNNN, nhiều chuyên gia đã chỉ ra thực tế, có chuyện lãnh đạo bộ, UBND tỉnh cử người thân nắm giữ vị trí chủ chốt trong các DNNN hoặc cử cán bộ quản lý không theo năng lực mà dựa vào thân quen, thậm chí diễn ra chuyện mua quan bán chức, làm cho chất lượng quản trị ở nhiều DNNN rất kém.

Ngoài ra, năng lực quản trị kém, thiếu giám sát, công khai, minh bạch đã trở thành mầm mống cho tham nhũng, tiêu cực, đầu tư không hiệu quả như những gì dư luận đã lên tiếng suốt thời gian qua.

Để những lãnh đạo tập đoàn nhà nước phải nhận án kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chắc hẳn là điều không ai muốn. Bởi điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hình ảnh, vị thế tập đoàn.

Thế nhưng đó lại là điều cần thiết để làm trong sạch lại bộ máy điều hành ở những “quả đấm thép” một thời. Có công thì thưởng, có tội phải phạt - đó cũng là lẽ thường tình.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.