Lễ khai mạc Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm do Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định phối hợp với Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận tổ chức.

Quang cảnh Lễ khai mạc Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm. Ảnh: Viết Hiền.
Quang cảnh Lễ khai mạc Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm. Ảnh: Viết Hiền.

Tham dự Lễ khai mạc có các vị: Lâm Hải Giang, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Tạ Xuân Chánh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định; Lê Công Nhường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN Bình Định; Nguyễn Thị Kim Chung, Phó giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định; Phạm Quan Phú Đoan, Trưởng đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Bình Định; cùng đông đảo du khách…

Ông Huỳnh Văn Lợi phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: V.H
Ông Huỳnh Văn Lợi phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: V.H

Phát biểu tại Lễ khai mạc Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm, thay mặt Ban tổ chức, ông Huỳnh Văn Lợi, Phó giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định là vùng đất kinh đô của vương quốc Champa, với hệ thống di tích tháp Chăm dày đặc, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch di sản mang đặc trưng phong cách vùng miền. Vì vậy, việc kết nối du lịch với di tích tháp Chăm là việc làm cần thiết.

Lãnh đạo quan khách dự Lễ khai mạc. Ảnh: Viết Hiền
Lãnh đạo quan khách dự Lễ khai mạc. Ảnh: Viết Hiền

Theo đó, Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm tại các tháp Chăm cổ là nhằm triển khai Chương trình hành động số 06-CCTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025.

Đây cũng là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bình Định, phục vụ khách tham quan trong mùa du lịch hè năm 2024, góp phần nâng capo hiệu quả tuyên truyền, quảng bá di tích, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tỉnh nhà…

Sau lễ khai mạc, Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận đã biểu diễn các tiết mục hòa tấu nhạc cụ Chăm (trống Ghinăng, kèn Saranai, trống Paranưng); múa Chăm; hát dân ca Chăm; trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm…

Ông Phạm Quan Phú Đoan giới thiệu Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm. Ảnh: V.H
Ông Phạm Quan Phú Đoan giới thiệu Chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm. Ảnh: V.H

Cũng theo Ban tổ chức, Chương trình biểu diễn nghệ thuật Chăm sẽ diễn ra từ ngày 26/6 đến ngày 24/8 tại di tích tháp Đôi (TP Quy Nhơn) và tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước) để phục vụ nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Cụ thể, theo kế hoạch, tại di tích tháp Đôi sẽ biểu diễn nghệ thuật Chăm trong các ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Trong khi đó, chương trình biểu diễn nghệ thuật Chăm tại di tích tháp Bánh Ít sẽ diễn ra trong các ngày thứ Năm và thứ Sáu hằng tuần, từ 8 giờ 30 - 10 giờ 30 sáng và từ 15 giờ - 18 giờ chiều…

Còn đây là một số hình ảnh về các tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm do các nghệ sĩ, nghệ nhân Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận biểu diễn.

Một số tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm do các nghệ sĩ, nghệ nhân Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận biểu diễn.
Một số tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm do các nghệ sĩ, nghệ nhân Đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận biểu diễn.

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  

 

  •