Theo UBND tỉnh, mục đích của Phương án là nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả TNKS chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực TNKS; cụ thể hóa công tác bảo vệ TNKS trên địa bàn tỉnh.

Theo Phương án, trên địa bàn toàn tỉnh có 262 điểm quy hoạch với diện tích (DT) 35.58 1ha, bao gồm các loại khoáng sản: Đá ốp lát (có 11 điểm, DT quy hoạch 1.799ha); Đá làm vật liệu xây dựng thông thường (77 điểm, DT 14.890 ha; Cát xây dựng (43 điểm, DT 8.944 ha); Đất san lấp (90 điểm, DT 6.303 ha); Đất sét (31 điểm, DT 2.068 ha); Đá ốp lát (36 giấy phép, DT 326,04 ha); Đá làm vật liệu xây dựng thông thường (27 giấy phép, DT 276,11 ha); Cát xây dựng (46 giấy phép, DT 158,54 ha); Đất san lấp (36 giấy phép, DT 187,85 ha)…

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có các khu vực có KS đã và đang được điều tra, đánh giá; các khu vực dự trữ KS quốc gia cần bảo vệ. Trong đó có 68 khu vực, điểm có KS đã và đang được điều tra, đánh giá; 06 khu vực quy hoạch KS đá ốp lát đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (DT 4.624 ha); 02 khu vực dự trữ KS quốc gia cần bảo vệ (DT 55km2)… 

Cững qua Phương án, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Phương án; Giao Sở KH&ĐT lồng ghép Phương án vào quy hoạch tỉnh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Giao Cục QLTT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ KS không có nguồn gốc; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có khoảng 18 loại khoáng sản rắn và một số nguồn nước nóng nước khoáng. Thời gian qua, tỷ trọng công nghiệp khai thác, chế biến KS của tỉnh chiếm khoảng 20% giá trị ngành công nghiệp và chiếm khoảng 9% nguồn thu ngân sách. 

Phương án “Bảo vệ TNKS chưa khai thác thác trên địa bàn tỉnh Bình Định” sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực TNKS, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Trong ảnh: Một điểm khai thác đá thuộc địa bàn huyện Tuy Phước.
Phương án “Bảo vệ TNKS chưa khai thác thác trên địa bàn tỉnh Bình Định” sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực TNKS, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Trong ảnh: Một điểm khai thác đá thuộc địa bàn huyện Tuy Phước. Ảnh: V.H.

Vì vậy, việc triển khai Phương án “Bảo vệ TNKS chưa khai thác thác trên địa bàn tỉnh” không chỉ đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả TNKS chưa khai thác, ngăn chặn, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực TNKS; mà còn góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

                                                                                                                                                                                           Viết Hiền