Theo đó, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo một trong các phương thức sau: 1- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; 2- Xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất; 3- Kết hợp phương thức kiểm tra, xác minh 1 và 2.

Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp: Theo đề nghị của cơ quan xác minh xuất xứ hàng hóa; theo đề nghị của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng điều tra nước nhập khẩu vì lý do kiểm tra xác suất hoặc có cơ sở nghi ngờ hợp lý; phối hợp với cơ quan hải quan Việt Nam trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu.

Bộ Công Thương: Đề xuất về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu - Hình 1

Ảnh minh họa

Nội dung kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan xác minh xuất xứ hàng hóa rà soát hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thực nội dung.

Cụ thể là: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là do cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp hoặc do thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của nước nhập khẩu; quy trình, thủ tục cấp C/O được thực hiện đầy đủ, hợp lệ theo quy định; thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh hay đã giải thể...

Cơ quan xác minh xuất xứ hàng hóa tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất để thu thập và xác nhận thông tin sau: Cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng tồn tại hợp pháp và phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường xuất khẩu trước thời điểm xác minh xuất xứ hàng hóa; năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, nhân công, địa điểm lưu kho; thông tin về hàng hóa, nguyên liệu, nhà cung cấp nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa...

Việc xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp: Nhằm quản lý rủi ro, chống gian lận xuất xứ hàng hóa; Theo đề nghị của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa.

Bân cạnh đó còn theo đề nghị của cơ quan chức năng điều tra nước nhập khẩu về việc phối hợp xác minh tại cơ sở sản xuất trong trường hợp có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa; Phối hợp với cơ quan hải quan Việt Nam trong trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu.

Ngọc Linh