Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa tích cực phòng chống buôn lậu và khai thác IUU

Cùng với nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cũng như đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại trên khu vực biên giới biển. Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa còn tích cực tham gia phòng, chống khai thác IUU, góp phần cùng ngành thủy sản Việt Nam gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu.

Tăng cường xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

Khánh Hòa là một tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh và vùng biển rộng lớn, tạo thuận lợi cho nuôi trồng thủy, hải sản, du lịch, phát triển kinh tế biển.

Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo - nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, Cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông. Nhưng nơi đây cũng là trọng điểm hoạt động của các loại tội phạm.

Theo Đại tá Tạ Quang Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trước thực trạng trên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh Khánh Hòa về đấu tranh trấn áp tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới biển của tỉnh.

Theo đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã ban hành nhiều kế hoạch, công văn, công điện chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác nắm tình hình. Chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng; tập trung huy động tối đa lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp tích cực, góp phần đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tổng kết công tác biên phòng năm 2023
Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tổng kết công tác biên phòng năm 2023

Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực cùng Bộ đội Biên phòng đấu tranh tố giác tội phạm, quyết tâm giữ vững an ninh, trật tự địa bàn biên giới biển của tỉnh.

Nhờ đó, từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã bắt giữ, xử lý 10 vụ/19 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, thu 05 xe đào bánh xích, 97,5 m3 cát, 3.300 lít dầu DO 0,05S, 6.200 lít dầu DO, trị giá tang vật 327.460.000 đồng. Phạt tiền 61.350.000 đồng thu nộp ngân sách Nhà nước.

Những tháng cuối năm, hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, pháo nổ, buôn lậu và gian lận thương mại. Trước thực tế trên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các công văn, kế hoạch, điện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ đạo 389/KH, Ban Chỉ đạo 1389/BĐBP về công tác đấu tranh chống phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, xây dựng Kế hoạch cao điểm phòng chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tên khu vực biên giới biển tỉnh Khánh Hòa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2024.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tuyên truyền IUU cho ngư dân
Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tuyên truyền IUU cho ngư dân

“Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cũng chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ Biên phòng để chủ động nắm tình hình, thu thập tài liệu có liên quan đến hoạt động của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép; xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ tạo nguồn lập án đấu tranh. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong trao đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động nhân dân trên địa bàn đóng quân không tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật và tích cực tham gia phong trào tố giác tội phạm”, Đại tá Tạ Quang Dũng nhấn mạnh.

Nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' IUU

Song song với việc tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xuất nhập cảnh trái phép trên khu vực biên giới biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa còn nỗ lực trong phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), góp phần cùng ngành thủy sản Việt Nam gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu.

Trong năm 2023, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã triển khai 2.191 tổ/9.9688 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia tuần tra kiểm soát, tổ chức đăng ký, kiểm chứng 18.903 lượt phương tiện/116.434 lượt lao động hoạt động trên biển, đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 56 vụ/người vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước 392.600.000 đồng các lỗi chủ yếu là, không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc đã lắp nhưng tìm cách làm tắt thiết bị, sử dụng ngư cụ bị cấm trong khai thác hải sản, không đầy đủ giấy tờ khi khai thác hải sản trên biển, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, thuyền trưởng không có văn bằng chứng chỉ…

Trong đó, xử phạt 08 trường hợp/08 phương tiện/25.000.000 đồng về hành vi “Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quả trình hoạt động trên biến đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét, trừ trường hợp bất khả kháng” theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 35, Nghị định so 42/2019/NĐ-CP ngày 16/05/2019 của Chính phủ tổng số tiền 200.000.000 đồng. Đồng thời, phạt bổ sung, tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá thời hạn 4,5 tháng đối với 08 thuyền trưởng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tuyên truyền IUU cho ngư dân
Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa tuyên truyền IUU cho ngư dân

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho ngư dân, tham gia phòng, chống khai thác IUU, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp hữu hiệu. Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận tàu cá nào khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài.

Theo Đại tá Nguyễn Thanh Hà, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, để đạt được những kết quả nêu trên, đơn vị đã quán triệt chỉ thị, văn bản có liên quan của các cấp về công tác chống khai thác IUU.

Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn; tăng cường hiệu quả công tác quản lý người, tàu cá trước khi xuất, nhập bến và cả khi hoạt động trên biển. Kiểm tra chặt chẽ 100% tàu cá xuất, nhập bến tại các Đồn, Trạm Biên phòng kiên quyết không cho tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), tàu cá tạm ngưng sử dung dịch vụ VMS, tàu cá không đủ điều kiện theo quy định xuất bến đi biển.

Thường xuyên trao đổi, phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo IUU tỉnh, Chi cục Thủy sản và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc kiểm tra, giám sát, quản lý tàu cá hoạt động trên các vùng biển, nhất là các tàu cá hoạt động ở vùng biển tiếp giáp với nước ngoài.

Ngoài ra, đơn vị cũng làm tốt công tác phối hợp, trao đổi thông tin, tình hình trên biển với lực lượng Công an, Hải quân, Cảnh sát biển... kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các chủ tàu, thuyền trưởng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

Chủ động thông báo, trao đổi, chia sẻ thông tin với Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố có liên quan để phối hợp quản lý tốt nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU, tàu cá thường xuyên hoạt động, lưu trú dài ngày ở các địa phương khác.

Phối hợp chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức cho ngư dân: Vươn khơi bám biển nhưng không vi phạm vùng biển nước ngoài; khai thác hải sản bền vững đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nguyễn Tùng – Lê Thanh

Bài liên quan

Tin mới

Bắt đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng
Bắt đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Công an tỉnh Hà Giang thông tin, đơn vị này vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Trung Hiếu (SN 1994, trú tại phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công?
Có gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công?

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại địa phương của ông Lê Đình Lễ đã được HĐND huyện thông qua. Trong quá trình thực hiện có nhiều dự án thuộc nhóm C, thời gian phê duyệt của dự án là 3 năm, cơ cấu nguồn vốn thực hiện là vốn đấu giá quyền sử dụng đất.

Làm giả hồ sơ thầu, hai giám đốc doanh nghiệp bị bắt
Làm giả hồ sơ thầu, hai giám đốc doanh nghiệp bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 2 giám đốc doanh nghiệp và 1 nhân viên công ty do đã bắt tay nhau làm giả văn bản của cơ quan Nhà nước để tham gia đấu thầu công trình.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc lá điện tử
Hòa Bình tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc lá điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xóa điểm nóng về ô nhiễm môi trường
Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) xóa điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Nhiều năm nay, huyện Yên Phong trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, Yên Phong dồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, đến năm 2026, quyết tâm giải quyết dứt điểm các điểm tập kết rác thải tràn đầy, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đưa kinh tế của huyện phát triển hài hòa, bền vững.

Nhà hàng nào phải thực tập phương án chữa cháy hằng năm?
Nhà hàng nào phải thực tập phương án chữa cháy hằng năm?

Một Công ty TNHH hỏi, tất cả nhà hàng của công ty, kể cả nhà hàng đang đặt trong trung tâm thương mại, tòa nhà... (không phân biệt quy mô, diện tích và khối tích theo Mục 6 Phụ lục II, III, IV, V Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đều phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy định kỳ hằng năm, hay chỉ các nhà hàng không thuộc trường hợp được quy định tại Phụ lục II, III, IV, V?