Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ GD&ĐT yêu cầu khắc phục tình trạng sĩ số học sinh vượt quá quy định

Bộ GD&ĐT yêu cầu, năm học 2020-2021, các sở giáo dục và đào tạo cần quan tâm tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đồng thời với việc rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục để bố trí quỹ đất, xây bổ sung trường, lớp.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, quy mô giáo dục tiểu học trên cả nước có gần 8,8 triệu học sinh. Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học quy định, mỗi lớp ở cấp tiểu học có quy mô không quá 35 học sinh/lớp.

Trên thực tế, tỷ lệ học sinh trung bình ở cấp tiểu học của cả nước là 31 học sinh/lớp. Tuy nhiên, ở một số đô thị, sĩ số lớp dao động từ 48-52 học sinh/lớp, thậm chí trên 60 em, vượt quá quy định của Điều lệ, bởi lẽ lớp học đã được xây dựng gần như cố định mà sĩ số học sinh có chiều hướng ngày càng tăng bởi mật độ dân số ở những đô thị càng ngày càng cao.

Bộ GD&ĐT yêu cầu khắc phục tình trạng sĩ số học sinh vượt quá quy địnhBộ GD&ĐT yêu cầu khắc phục tình trạng sĩ số học sinh vượt quá quy định

Do đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu, năm học 2020-2021, các sở giáo dục và đào tạo cần quan tâm tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đồng thời với việc rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục để bố trí quỹ đất, xây bổ sung trường, lớp.

Các sở giáo dục và đào tạo cần chủ động, tích cực tham mưu chính quyền địa phương sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, có biện pháp khắc phục tình trạng lớp có sĩ số học sinh vượt quá quy định của Điều lệ trường tiểu học, đặc biệt là ở trường học tại các thành phố lớn, khu công nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra những giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng quá tải về sĩ số hiện nay ở nhiều trường học để đảm bảo được chất lượng dạy và học cho mọi cơ sở giáo dục và đào tạo.

 Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.