Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ NN&PTNT không đồng ý cho đổ 1 triệu m3 bùn xuống biển Hòn Cau

Theo Bộ NN&PTNT, vị trí được xác định để đổ “vật liệu nạo vét” là không đảm bảo yêu cầu quy định; có khoảng cách quá gần khu bảo tồn biển Hòn Cau, có thể gây tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển, cơ sở sản xuất giống thủy sản...

Cuối tháng 4/2018, Bộ TN&MT đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT “xin ý kiến” về việc chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đề nghị xem xét "đổ" khoảng gần 1 triệu m3 bùn, cát là “vật chất nạo vét” từ dự án nạo vét cảng Vĩnh Tân của nhà máy này ra khu vực biển Vĩnh Tân. 

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Bộ TN&MT đề nghị có ý kiến về vị trí nhận chìm gần 1 triệu m³ bùn, cát nạo vét ở biển Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận và Bộ TN&MT thì chủ đầu tư của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đã có văn bản hiệu chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Theo đó, chủ dự án đã đề nghị được nạo vét bùn, cát tại khu vực trước bến cảng với diện tích khoảng 5,4 ha và lượng “vật chất nạo vét” có trữ lượng ước khoảng gần 1 triệu m³.

Để xử lý khối lượng bùn cát khổng lồ này, chủ dự án đề nghị được nhận chìm tại khu vực biển Vĩnh Tân trên diện tích 300 ha, nơi được xác định là cách Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ có 6 km và cách vị trí mà dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 từng xin nhận chìm (được nhiều người coi là xả thải) chỉ có khoảng 5 km.

Ngày 8/6, Bộ NN&PTNT xác nhận, sau khi nhận được công văn “xin ý kiến” của Bộ TN&MT do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký, Bộ NN&PTNT vừa có công văn số 4073 do Thứ trưởng Vũ Văn Tám ký để “phúc đáp” về việc tiếp tục đề xuất cho nhận chìm gần 1 triệu m³ bùn cát ở dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Trong công văn trả lời, Bộ NN&PTNT khẳng định, văn bản mà UBND tỉnh Bình Thuận đưa ra để xin ý kiến về phương án và vị trí đổ vật liệu nạo vét ngoài khơi của cảng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 được ban hành trước thời điểm ra đời Luật TN&MT biển và hải đảo và Nghị định số 40/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật này. Vì vậy, văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa không còn phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về nhận chìm ở biển.

Đồng thời, Điều 60 của Luật TN&MT biển và hải đảo đã quy định rõ thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển. Và điểm b khoản 1 Điều 49 của Nghị định số 40 ban hành năm 2016 của Chính phủ đã quy định tổ chức, cá nhân xem xét cấp giấy phép nhận chìm ở biển khi đáp ứng điều kiện: Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản 4, Điều 57 của Luật TN&MT biển và hải đảo. Vì vậy, theo Bộ NN&PTNT, trách nhiệm lập phương án nhận chìm ở biển là của chủ dự án. Và Bộ NN&PTNT không có trách nhiệm phải chỉ rõ vị trí nhận chìm cho các dự án xin cấp phép nhận chìm ở biển.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét khoản 4 Điều 56 của Nghị định số 40 quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển khi xem xét nội dung thẩm định hồ sơ cấp giấy phép nhận chìm ở biển thì phải xem xét tính phù hợp của phương án nhận chìm, nhằm đảm bảo đúng quy định tại khoản 4 Điều 57 Luật TN&MT biển và hải đảo. Trong trường hợp vật liệu nạo vét không thể san lấp, hoặc không có phương án nào khác để giải quyết mới tính đến phương án đổ thải ra biển. Vì vậy, chủ đầu tư dự án cần phải xem xét, bổ sung các phương án, lựa chọn khác trước khi xem xét phương án nhận chìm ở biển là phương án cuối cùng.

Cũng theo quan điểm của Bộ NN&PTNT, vị trí được xác định để đổ “vật liệu nạo vét” mà chủ dự án nêu ra là không đảm bảo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 57 Luật TN&MT biển và hải đảo. Vì vị trí này có khoảng cách quá gần khu bảo tồn biển Hòn Cau, có thể gây tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái biển tại khu vực này, đặc biệt là đối với khu bảo tồn biển Hòn Cau và các cơ sở sản xuất giống thủy sản.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).