Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Tinh giản nội dung nhưng không "buông lỏng" chất lượng

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ học kéo dài, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học hai lần và đang tiến hành rà soát nhằm tinh giản nội dung chương trình giáo dục của các cấp học - để bảo đảm chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ÐT) Nguyễn Xuân Thành, để rút ngắn chương trình học kỳ 2 do học sinh nghỉ tránh dịch Covid-19 dài ngày, Bộ đã có quyết định thành lập các tiểu ban rà soát, tinh giản nội dung dạy học của tất cả các môn từ lớp 1 đến lớp 12.

Mỗi tiểu ban được thành lập sẽ ứng với một môn học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Thành phần tiểu ban rà soát bao gồm có các chuyên gia giáo dục, tác giả sách giáo khoa hiện hành, giảng viên trường đại học sư phạm, đại diện sở GD&ÐT cùng giáo viên trực tiếp đứng lớp của môn học đó.

Một học sinh Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) học trực tuyến môn sinhMột học sinh học trực tuyến môn Sinh học

Việc rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo chương trình đáp ứng các nguyên tắc: Bảo đảm mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo quy định; bảo đảm tính lô-gíc của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học; thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục và phù hợp điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường. Căn cứ vào chương trình và đối chiếu với sách giáo khoa để giảm các nội dung nâng cao, sao cho bảo đảm yêu cầu tối thiểu, nhưng có thể thực hiện trong bối cảnh hiện tại.

Tích hợp các bài học trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ đề. Bảo đảm các địa phương dạy học sao cho tiết kiệm thời gian và thiết kế các bài giảng trên in-tơ-nét và trên truyền hình đang triển khai hiện nay. Ngoài ra, những phần kiến thức hiện đang trùng lặp giữa các môn học sẽ được lược bớt.

Ðại diện một số địa phương cho rằng, việc tinh giản chương trình trong hoàn cảnh học sinh phải nghỉ học kéo dài vì dịch Covid-19 là một giải pháp đúng đắn và cần thiết.

Giám đốc Sở GD&ÐT Nghệ An Thái Văn Thành đề nghị, Bộ GD&ÐT cần có nhiều phương án tinh giản chương trình ứng với nhiều kịch bản khác nhau vì chưa biết bao giờ dịch bệnh kết thúc để học sinh trở lại trường. Trong tình huống học sinh phải nghỉ học dài hơn thì cần có phương án tinh giản nhiều hơn nữa.

Giám đốc Sở GD&ÐT Phú Thọ, Trịnh Thế Truyền cho rằng: Ngành GD&ÐT với hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên đang chịu tác động rất lớn từ dịch Covid-19, cho nên chất lượng giáo dục không thể đòi hỏi được như các năm học bình thường. 

Do vậy, hướng dẫn tinh giản của Bộ cần dựa vào điều kiện dạy học tối thiểu để thực hiện thống nhất trên cả nước. Có thể áp dụng hình thức dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9, lớp 12 hoàn thành chương trình. Còn lại các lớp khác nếu không đủ thời gian thì dạy bù nội dung kiến thức chương trình còn thiếu của năm nay sang năm học sau.

Thứ trưởng Bộ GD&ÐT Nguyễn Hữu Ðộ cho biết, không thể đẩy phần nội dung chương trình năm học này sang năm học kế tiếp được vì cần phải bảo đảm học sinh hoàn thành yêu cầu tối thiểu của chương trình thì mới xét lên lớp, xét chuyển cấp. Vì vậy, Bộ GD và ÐT sẽ lựa chọn hướng tinh giản để vẫn bảo đảm học sinh kết thúc năm học, đạt chuẩn đầu ra như quy định.

Về tinh giản chương trình, mục tiêu là giảm được từ năm đến bảy tuần so với chương trình hiện nay để đến ngày 15/7 là kết thúc năm học. Tuy nhiên, việc tinh giản không thực hiện cơ học và phải bảo đảm cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình. 

Bên cạnh đó, Bộ GD&ÐT sẽ đưa ra một "mức trần" tinh giản chương trình trong điều kiện có thể bởi phải tính đến tình huống thời gian học trực tiếp còn quá ít. Yêu cầu đặt ra là học sinh vẫn hoàn thành chương trình năm học này ở mức tối thiểu.

Bộ trưởng GD&ÐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành GD&ÐT không chỉ lùi thời gian mà còn đang tập trung rà soát để tinh giản nội dung chương trình học kỳ hai của các cấp học, nhất là lớp 9 và lớp 12 với phương châm tinh giản nội dung nhưng không "buông lỏng" chất lượng. 

Từ đó tổ chức xây dựng các bài giảng điện tử hoặc các bài giảng để ứng dụng trên các hạ tầng công nghệ. Các bài giảng này phải được thẩm định thống nhất. Trên cơ sở nội dung đã tinh giản, Bộ GD&ÐT sẽ xây dựng và công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.

Tăng hiệu quả học trên truyền hình

Hiện học sinh đang triển khai học chương trình mới qua truyền hình. Để học sinh có thể nắm vững phần kiến thức này, các trường đã gia tăng kết nối với phụ huynh, học sinh… Nhiều nhà trường cho biết, với học sinh lớp 12, nhà trường thông báo lịch phát sóng và phối hợp cùng phụ huynh giám sát chặt chẽ việc theo dõi bài giảng trên sóng truyền hình của con em mình. Nhắc nhở, kiểm tra việc làm bài luyện tập sau giờ học như làm ra giấy có ghi rõ họ tên, chụp hình gửi qua tin nhắn riêng để thầy, cô chấm…

Với học sinh lớp 9 có các buổi học trên truyền hình vào buổi sáng thì vào buổi chiều, giáo viên sẽ củng cố nội dung đã học, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn làm bài tập…

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường, còn trong thời gian tạm nghỉ sẽ học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.