Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng LĐ-TB&XH: Tăng tuổi hưu không phải để quan chức giữ ghế

"Phải nhìn nhận Việt Nam hiện không phải ở giai đoạn đỉnh cao của dân số vàng, đang chuyển sang già hóa dân số. Việc tăng tuổi nghỉ hưu không có chuyện người già tranh chấp chỗ làm của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ với báo chí sáng 29/5/2019.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH: Tăng tuổi hưu không phải để quan chức giữ ghế - Hình 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Ảnh V.H)

Thưa Bộ trưởng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hiện nay có nhiều luồng quan điểm khác nhau, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có lộ trình dài nhưng phải hành động mau lẹ, đặc biệt tiến tới thích ứng được với già hóa dân số vào 2035.

Chúng ta đang khẳng định Việt Nam là dân số vàng, nhưng thực chất thời điểm dân số vàng bắt đầu chuyển sang già vào 2014. Năm 2000, bình quân lao động bước vào tuổi lao động là 1,2 triệu, đến bây giờ lực lượng lao động đã giảm xuống còn 400.000 người.

Nếu tính về lực lượng lao động, có thể nói rằng, tỷ lệ lao động bước vào tuổi lao động ngày càng giảm, khoảng 7% người ở độ tuổi 60 trở lên.

Độ tuổi lao động đã được quy định từ năm 1961, tức là hơn 60 năm rồi. Khi đó, bình quân tuổi thọ Việt Nam mới trên 45 tuổi, đến nay tuổi thọ bình quân là 76,6, đặc biệt sống sau tuổi nghỉ hưu nữ là 79,5 tuổi -  là một trong những nước có tuổi thọ cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thời gian đóng BHXH của nam và nữ đều thấp, thời gian hưởng lại rất cao. Thông thường các nước mức lương bảo hiểm là 30% đến cao nhất là 45%, nhưng ở Việt Nam người hưởng cao nhất 75%, bình quân là 70%.

Nếu một người bình quân đóng BHXH 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, 9,5 năm còn lại là phải lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó, riêng việc đảm bảo cân bằng ổn định của quỹ BHXH thì điều chỉnh tuổi hưu là cần thiết. Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nằm trong tổng thể rất nhiều phương án và các luật khác chứ không phải chỉ Bộ luật Lao động này.

Tôi rất muốn báo chí tuyên truyền rộng hơn cho người lao động hiểu là đây là điều chỉnh dần dần, điều chỉnh theo lộ trình chậm và đến năm 2028 mới có người nam đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 62, đến năm 2035 người nữ đầu tiên mới nghỉ hưu ở độ tuổi 60

Vậy người lao động có quyền được nghỉ hưu trước tuổi không, thưa Bộ trưởng?

 - Người lao động trong 3 trường hợp: suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại có quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi. Đi liền với đó, chúng tôi đang phải thiết kế chính sách, thậm chí có thể có người nghỉ hưu ở tuổi 50, hay quyền nghỉ hưu sớm hơn, nghỉ khi đóng đủ BHXH rồi, kể cả chưa đủ tuổi. Có nghĩa là không phải bắt buộc người lao động cứ phải đủ tuổi mới được nghỉ hưu.

Đối với đối tượng là công nhân, chúng tôi đặc biệt quan tâm. Chính phủ cũng đang rà soát lại toàn bộ ngành nghề, những công việc lao động nặng nhọc độc hại là phải có danh sách kèm theo Bộ luật Lao động.

Ví dụ, riêng lĩnh vực than hầm lò, chúng ta đang quy định 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn. Những lĩnh vực khác, lực lượng lao động có tình độ cao, như với ngành tòa án, kiểm sát…, các vị là giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học giỏi, phải khuyến khích họ làm suốt đời, họ muốn cống hiến đến lúc nào thì cống hiến.

Chúng ta cần phân biệt tuổi nghề và tuổi hưu. Nghỉ hưu là người đủ điều kiện để hưởng BHXH, còn nghề thì khác, bởi có nghề làm thời gian ngắn, có nghề làm thời gian dài. Như lao động trong lĩnh vực xiếc, thể thao chỉ được thời gian ngắn sau đó phải chuyển nghề. Có trường hợp người thôi làm quản lý rồi họ vẫn có thể làm nghề của mình. Ví dụ như làm luật sư có thể làm suốt đời.

Tôi rất muốn chúng ta hiểu một cách đầy đủ về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu và đến lúc này chúng ta không thể không tăng tuổi nghỉ hưu. Nếu đến năm 2035 không điều chỉnh, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản hay một số nước hiện nay.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu liệu có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người trẻ không, thưa Bộ trưởng?

- Chúng tôi xác định việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và cả việc làm cho giới trẻ. Phương án 1 đã cân đối công việc hiện tại cho giới trẻ và cả cho cả người già. Hiện có 46% người sau tuổi nghỉ hưu đang làm việc tiếp. Lúc này lực lượng lao động trẻ của chúng ta không dồi dào nữa. Tôi quan sát rất nhiều khu vực nông thôn, hiện nay chỉ còn người già và phụ nữ, không thấy thanh niên đâu.

Phải nhìn nhận Việt Nam hiện không phải ở giai đoạn đỉnh cao của dân số vàng, đang chuyển sang già hóa dân số. Cần khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu không có chuyện người già tranh chấp chỗ làm của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu, chúng ta sẽ chuyền gánh nặng cho thế hệ sau.

Trong dự thảo Luật lao động (sửa đổi), Chính phủ quy định nội dung điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo 2 phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến:

Phương án 1, tuổi hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với phương án 1, tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021).

Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn phương án 1: Tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).

Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Lương Kết (Dân Việt)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?