Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vừa qua chúng ta đã có một cố gắng lớn, 1 năm Việt Nam sản xuất 30 triệu tấn rau, 15 triệu tấn quả nhưng cái chính là quá nhiều hộ sản xuất nhỏ.
Trong đó, Hà Tĩnh có 9.200ha cây có múi, rồi cam và bưởi, nhưng diện tích của chúng ta quá phân tán. Vấn đề hiện nay là có quá nhiều hộ sản xuất nhỏ, nên có thời điểm dư thừa nông sản, trong khi chế biến thì phải đồng nhất, phải từng bước một, Bộ đang tập trung giải quyết.
Bộ trưởng Cường đánh giá lạc quan về tình hình xuất khẩu ngành nông nghiệp cả năm sẽ đạt 40 tỷ USD
Bộ trưởng dẫn chứng Dự án nhà máy chế biến rau quả tại Tây Ninh có tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, giải quyết đầu ra cho sản lượng rau quả lớn tại địa phương và vùng lân cậnNgành nông nghiệp đã từng bước tái cơ cấu và đi đúng hướng. Riêng trong lĩnh vực rau quả, chúng ta đang đầu tư cả chục nhà máy chế biến hiện đại, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ các thị trường khó tính nhất.
Đó là Nhà máy Tanifood do Công ty cổ phần Lavifood đầu tư tại tỉnh Tây Ninh, theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành ngay trong tháng 11/2018.
Cụ thể, nhà máy Tanifood sẽ bao gồm dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn năm; dây chuyền sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước Juice bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy Tetrapak 144 triệu hộp/năm.
Ngoài ra, Bộ trưởng Cường cũng đánh giá lạc quan về tình hình xuất khẩu ngành nông nghiệp cả năm sẽ đạt 40 tỷ USD, trong đó xuất khẩu rau quả sẽ đạt 4,2 tỷ USD
Bên cạnh đó, phải tập trung chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng muốn tham gia khâu chế biến nhưng có khó khăn vì diện tích trồng phân tán, chất lượng chưa đồng đều. Những tình trạng này sẽ được giải quyết dần dần.
Ngọc Linh