Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ trưởng Thăng: Không chấp nhận hàng không liên tục chậm chuyến

Liên quan đến hàng loạt những chuyến bay bị hủy, chậm chuyến

Liên quan đến hàng loạt những chuyến bay bị hủy, chậm chuyến của các hãng hàng không, tại cuộc họp Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải ngày 7/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng gay gắt: “Không thể chấp nhận việc chậm chuyến liên tục như hiện nay”.

Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho biết về tỷ lệ chuyến bay bị chậm hoặc hủy trên tổng số chuyến bay trong 5 tháng đầu năm 2014 chiếm tới 25%. Cụ thể, Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air) có tỷ lệ số lượng chậm, hủy chuyến chiếm tới 51% trên tổng số chuyến bay, trong đó chậm chuyến chiếm hơn 48%. Tiếp theo là Công ty cổ phần hàng không Jetstar pacific (Jetstar Pacific Airlines) với tỷ lệ 50% và Công ty bay dịch vụ Hàng không (Vasco) 17%. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có tỷ lệ hoãn hủy thấp nhất (14%).

Bộ trưởng GTVT yêu cầu xây dựng Đề án tái cơ cấu, đổi mới toàn diện ngành Hàng không Việt nam.

Bộ trưởng Đinh La Thăng lập tức yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chậm nhất là thứ 6 ngày (11/7)phải  có báo cáo cụ thể về thực trạng chậm, hủy chuyến hiện nay. Đồng thời phải phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan là gì, do đơn vị nào…




Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: “Không thể chấp nhận việc chậm chuyến liên tục như thế này được”.

Người đứng đầu ngành giao thông vận tải còn chỉ đạo lập tức công khai toàn bộ chuyến bay bị hủy, chậm chuyến và thời gian cụ thể bị chậm của các hãng hàng không. Bộ trưởng Thăng  nhấn mạnh: “Không thể chấp nhận việc chậm chuyến liên tục như thế này được”.

Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng yêu cầu xây dựng Đề án tái cơ cấu, đổi mới toàn diện ngành Hàng không Việt nam. Trong việc sửa Luật Hàng không, phải xem xét, rà soát lại toàn bộ quy trình, quy phạm bay, tiêu chuẩn bay… để nâng cao hiệu quả quản lý. Đặc biệt, việc cải tổ lại ngành hàng không, phải tập trung vào chất lượng, dịch vụ, an ninh, an toàn, phải tạo sự chuyển biến rõ nét so với hiện nay.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng cần tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi các hãng hàng không trong và ngoài nước mở tuyến đi và đến các cảng hàng không quốc tế.

HM (Tổng hợp)

Tin mới

Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ
Ngoại giao công nghệ là 'trái tim' của chính sách đối ngoại Mỹ

Việc làm chủ ngoại giao công nghệ là yếu tố quan trọng giúp các nhà ngoại giao giữ cho nước Mỹ luôn dẫn đầu.

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.