Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, các huyện và thành phố Cà Mau có kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp huyện, có phân công đầu mối tiếp nhận thông tin ứng phó sự cố chất thải; sẵn sàng các nguồn lực tại chỗ để kịp thời ứng phó sự cố chất thải. Tiếp tục duy trì, không để xảy ra sự cố chất thải cấp tỉnh. Lực lượng phục vụ công tác ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tập huấn kiến thức về sự cố chất thải.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dự án đầu tư được xem xét đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tính khả thi của các phương án bảo vệ môi trường, phòng ngừa sự cố chất thải 100%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất đang hoạt động (thuộc đối tượng quy định) phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố chất thải đối với chất thải cấp cơ sở đạt 100%. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất đang hoạt động (thuộc đối tượng quy định) phải có công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật đạt 70%.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất thuộc đối tượng lắp đặt quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục đạt 90%. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường đạt 75%. Các sự cố chất thải được ứng phó kịp thời, giảm tới mức thấp nhất các thiệt hại do sự cố chất thải gây ra.

Đồng thời, kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm chủ động phòng ngừa và sẵn sàng các nguồn lực để kịp thời ứng phó và khắc phục vụ việc, sự cố môi trường trong quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải xảy ra trên địa bàn tỉnh, giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân, các hệ sinh thái, môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

PV