Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện việc xét nghiệm, sử dụng từ ngân sách nhà nước, đối với các xí nghiệp, phân xưởng, bộ phận sản xuất thuộc phạm vi phong tỏa (công nhân trở thành F1), phải cách ly tập trung, trong thời gian cách ly 14 ngày, thực hiện xét nghiệm 04 lần (trung bình 03 ngày/lần) bằng phương pháp RT-PCR, mẫu gộp.

Đồng thời, đối với trường hợp F1 cách ly tại nhà, trong thời gian cách ly 14 ngày thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, mẫu đơn, xét nghiệm 04 lần (trung bình 03 ngày/lần); đối với người trong gia đình sống cùng với người cách ly thì thực hiện xét nghiệm tần suất như trên bằng mẫu gộp (RT-PCR). Trong thời gian cách ly, nếu tiếp tục phát sinh F0, thì định kỳ xét nghiệm 03 ngày/lần với 4 lần xét nghiệm.

Bên cạnh đó, nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng, bộ phận sản xuất có nguy cơ cao (nhà máy đã có F0 và khu vực phong tỏa), thực hiện xét nghiệm (test nhanh hoặc RT-PCR) mẫu gộp, cho toàn bộ công nhân 03 ngày/lần, thực hiện 03 lần liên tục, nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí xét nghiệm. Sở Y tế phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, đối với trường hợp F2 trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, thực hiện xét nghiệm nhanh, mẫu gộp 03 lần (ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14). Đối với các khu phong tỏa lấy mẫu gộp RT-PCR 03 ngày/lần, cho đến khi hết phong tỏa. Đối với vùng nguy cơ xung quanh khu phong tỏa, lấy mẫu gộp RT-PCR từ 05 - 07 ngày/lần, đến khi hết phong tỏa. Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện xét nghiệm nhân viên y tế, người bệnh, người nuôi bệnh, thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, mẫu gộp, 03 ngày/lần.

PV