Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: Internet)

Hôm thứ Năm (8/2), Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt công ty có tên Zeenit Supply and Trading DMCC có trụ sở tại UAE. Nguyên nhân là vì công ty này đã sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ của Mỹ để giúp vận chuyển dầu Nga - điều này không được phép vì hàng hóa có giá hơn 60 USD/thùng và do đó vi phạm giới hạn giá của G7.

Mặt khác, hai công ty vận chuyển dầu của Hy Lạp lại cho rằng những hành động như vậy - xuất phát từ các quy định thẩm định chặt chẽ hơn về việc chứng minh rằng hàng hóa thực sự có giá từ 60 USD/thùng trở xuống - khiến họ cảnh giác hơn khi vận chuyển dầu của Nga chứ không phải ít hơn. Trong đó, họ viện dẫn có rủi ro khi vận chuyển hàng hóa từ một công ty Nga vì công ty này có thể bị xử phạt giữa chuyến đi.

Động thái này đã nêu bật một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Mỹ, Anh và các đồng minh khi phải đối mặt với việc thực thi cơ chế trần giá. Hôm thứ Tư (7/2), Anh cho biết các quốc gia thực thi chính sách này đang cố gắng đẩy dầu của Nga ra khỏi “hạm đội bóng tối” và quay trở lại sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ phương Tây, bao gồm các chủ sở hữu Hy Lạp và các công ty bảo hiểm châu Âu. Đồng thời, Mỹ đã nhiều lần chỉ ra rằng họ sẽ tiếp tục kiểm soát hành vi né tránh cơ chế trần giá một cách mạnh mẽ hơn.

Nhưng các biện pháp trừng phạt cũng có nguy cơ thu hẹp nhóm đối tác mà các hãng tàu phương Tây có thể giải quyết. Số lượng tàu chở dầu thuộc sở hữu của Hy Lạp vận chuyển dầu thô của Nga đã giảm trong tháng 1.

Một trở ngại trong việc xử lý dầu của Nga trong vài tháng qua là số lượng các công ty vận chuyển có liên kết với Nga sẵn sàng cung cấp bằng chứng rằng lô hàng của họ thấp hơn trần giá. Trở ngại này sẽ còn tăng hơn nữa khi các tài liệu chứng thực chi tiết hơn có hiệu lực vào cuối tháng này.

Các biện pháp trừng phạt mới này đã tạo ra yếu tố không chắc chắn về việc công ty nào có thể là mục tiêu tiếp theo và chỉ làm tăng thêm sự cảnh giác về việc quay trở lại thương mại với Nga.

Các cơ quan quản lý phương Tây đang lo ngại về việc sử dụng “hạm đội bóng tối” vì không rõ các tàu này có bảo hiểm gì và các tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ hay không. Những con tàu này cũng giúp Nga né tránh trần giá của G7 một cách hiệu quả vì dầu trên tàu không bị hạn chế về giá.

Hà Trần (T/h)