Phương pháp RICE cấp cứu khi bị chấn thương thể thao

Phương pháp RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation) là một quy trình điều trị đơn giản nhưng rất hiệu quả để xử lý các chấn thương thể thao cấp tính, đặc biệt là những chấn thương mô mềm như giãn cơ, căng dây chằng, đứt dây chằng và bong gân. Phương pháp này giúp giảm sưng, viêm và đau, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục ban đầu. Dưới đây là các bước của phương pháp RICE:

Rest (Nghỉ ngơi): Tránh vận động vùng bị chấn thương để giảm áp lực lên khu vực đó.

Ice (Chườm lạnh): Chườm đá lạnh trong 15-20 phút mỗi 1-2 giờ trong 48 giờ đầu tiên giúp giảm sưng và viêm.

Compression (Băng ép): Sử dụng băng ép (băng thun) để giảm sưng.

Elevation (Nâng cao): Nâng vùng bị chấn thương lên cao hơn tim (khi có thể) giúp giảm sưng.

4 bước sơ cứu người bị chấn thương thể thao RICE
4 bước sơ cứu người bị chấn thương thể thao RICE

Nếu sau 48 giờ áp dụng phương pháp RICE mà chấn thương vẫn không giảm bớt hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn (đau nhức nhiều, mất chức năng hoàn toàn, sưng to), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tiếp theo.

Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau tức thời

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thông dụng gồm có ibuprofen, naproxen và aspirin…thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt, và kháng viêm, thuốc sử dụng trong trường hợp chấn thương thể thao như căng cơ, bong gân và đau khớp để giảm đau, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn sau chấn thương, giảm viêm, giảm sưng tại vùng bị tổn thương, cải thiện khả năng vận động và phục hồi. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng NSAIDs, nhất là trong trường hợp có tiền sử bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày thực quản vì thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ loét, xuất huyết dạ dày, rối loạn đông máu và gây ảnh hưởng gan thận khi sử dụng quá liều. Do đó, bạn cần sử dụng NSAIDs dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (như omeprazole, ranitidine). Nếu có dấu hiệu đau dạ dày, nôn ra máu hoặc phân đen, ngừng thuốc ngay và đi khám bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu (Physiotherapy)là tên gọi chung của nhiều phương pháp không dùng thuốc mang lại các tác dụng như:

Giảm đau và viêm: Các phương pháp như nhiệt trị liệu, điện trị liệu và siêu âm có thể giúp giảm sưng viêm, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau.

Tăng cường phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu giúp phục hồi tầm vận động, sức mạnh, sự linh hoạt của cơ và khớp bị tổn thương, đồng thời cải thiện khả năng vận động tổng thể.

Ngăn ngừa chấn thương tái phát: Bằng cách cải thiện tư thế, kỹ thuật vận động và cân bằng cơ, vật lý trị liệu giúp cơ thể vận động hiệu quả hơn, từ đó giảm nguy cơ tái phát chấn thương.

Cải thiện cơ bắp và sức mạnh: Các bài tập tăng cường sức mạnh giúp phục hồi sức bền cơ bắp, làm giảm căng thẳng trên các khớp và cấu trúc hỗ trợ, đồng thời tăng cường sự ổn định.

Nhiều phương pháp trị liệu được áp dụng để phục hồi chấn thương
Nhiều phương pháp trị liệu được áp dụng để phục hồi chấn thương

Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến:

Phương pháp lạnh (Cryotherapy): Áp dụng túi đá hoặc liệu pháp làm lạnh để giảm sưng và viêm trong giai đoạn chấn thương cấp tính.

Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt để giảm căng cơ và tăng lưu thông máu, đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn phục hồi sau viêm.

Siêu âm: Sử dụng sóng âm tần số cao để kích thích mô sâu và tăng tốc quá trình chữa lành.

Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích cơ, giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn.

Bài tập giãn cơ và kéo giãn: Giúp cải thiện tầm vận động của khớp và sự linh hoạt của cơ bắp.

Tập thể dục tăng cường cơ bắp và ổn định: Các bài tập như nâng tạ nhẹ, tập thể hình hoặc bài tập phục hồi giúp tái tạo sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự ổn định của khớp.

Để tập vật lý trị liệu hiệu quả, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo chương trình phục hồi phù hợp với tình trạng chấn thương cụ thể. Các bài tập và liệu pháp cần thực hiện chính xác để tránh làm tổn thương thêm hoặc làm chậm quá trình phục hồi.

Sử dụng viên uống CốtWells chứa màng vỏ trứng giúp phục hồi khớp nhanh hơn

Một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao hoặc đau mỏi khớp chính là sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho khớp. Và màng vỏ trứng chính là giải pháp vàng trong kiểm soát và cải thiện các triệu chứng chấn thương khớp khi chơi thể thao. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy màng vỏ trứng tự nhiên giàu bốn dưỡng chất cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic. Trong đó collagen type 1 là thành phần chính chiếm hơn 80% trọng lượng khô của gân và dây chằng khớp. Chondroitin, glucosamine giúp hỗ trợ bảo vệ và tái tạo bề mặt sụn khớp, acid hyaluronic bôi trơn ổ khớp, giúp khớp vận động trơn tru, linh hoạt, giảm tiếng kêu lục khục do khô khớp. Viên uống CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng kết hợp cùng thảo dược nhũ hương, dây đau xương và dưỡng chất glucosamine, MSM, dimethylglycine giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ phục hồi khớp sau chấn thương, giúp làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp.

Người bị chấn thương thể thao nên dùng viên uống CốtWells mỗi ngày
Người bị chấn thương thể thao nên dùng viên uống CốtWells mỗi ngày

CốtWells dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, người thoái hóa khớp, người lao động, thể thao nặng nhọc ảnh hưởng tới khớp. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ Lượng tử hiện đại trong chiết xuất giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất và thu được tối đa các hoạt chất, cho hiệu quả tối ưu.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương thể thao. Cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể tăng cường tái tạo mô, giảm viêm, cải thiện sức mạnh cơ bắp và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Người bệnh nên ăn đầy đủ các nhóm chất như:

Protein: Giúp tái tạo mô cơ và mô mềm. Nguồn thực phẩm giàu protein gồm thịt gà, cá, thịt bò, trứng, sữa, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua.

Vitamin C: Cần thiết cho sự hình thành collagen, hỗ trợ trong quá trình hồi phục. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây và kiwi.

Omega-3: Có tác dụng kháng viêm tự nhiên. Nguồn thực phẩm giàu omega-3 là các loại cá béo (cá hồi, cá thu), hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó và dầu ô liu.

Canxi và Vitamin D: Hỗ trợ xương chắc khỏe, nhất là khi bị gãy xương. Nguồn cung cấp bao gồm sữa, phô mai, trứng và cá hồi.

Điều chỉnh chế độ ăn giúp phục hồi khớp sau chấn thương nhanh hơn
Điều chỉnh chế độ ăn giúp phục hồi khớp sau chấn thương nhanh hơn

Đồng thời, bạn cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau chấn thương..

Chấn thương thể thao cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách để đảm bảo quá trình hồi phục hiệu quả. Bạn hãy tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ và sử dụng CốtWells mỗi ngày để dây chằng, gân khớp dẻo dai, không còn nhức mỏi gối, leo đèo chẳng đau và sớm quay trở lại hoạt động thể thao một cách an toàn.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bảo Trân