Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các tập đoàn, DNNN thua lỗ: Trách nhiệm thuộc về ai?

Các tập đoàn, DNNN (sau đây gọi chung là DNNN) được ví như là “con cưng” - hưởng nhiều đặc quyền, ưu đãi hơn so với các DN ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các DNNN lại không tương xứng với nguồn lực đầu tư.

THCL Các tập đoàn, DNNN (sau đây gọi chung là DNNN) được ví như là “con cưng” - hưởng nhiều đặc quyền, ưu đãi hơn so với các DN ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các DNNN lại không tương xứng với nguồn lực đầu tư.

Các tập đoàn, DNNN thua lỗ: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 1

Nhiều DNNN…  “chết yểu”

Sự lớn mạnh của các DNNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, thông qua các hiệu ứng và tác động lan tỏa, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tạo nhiều việc làm mới. 

Chính vì các DNNN giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, cho nên nhận được nhiều ưu đãi từ cơ chế, chính sách… Tuy nhiên, có những DNNN, hoạt động đã và đang bộc lộ một số hạn chế, yếu kém dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn...

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, dư luận rất quan tâm về một số dự án, công trình quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng; việc làm, nộp NSNN, thua lỗ nặng và nguy cơ phá sản.

Điển hình, Dự án NM Đạm Ninh Bình, do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hóa chất - Vinachem) đầu tư với số vốn 12.000 tỷ đồng, nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.

NM SX xơ sợi Đình Vũ của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex, Tập đoàn Dầu khí - PVN), đầu tư 7.000 tỷ đồng, nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động. Dự án NM Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một trong 3 NM ethanol trọng điểm quốc gia, số vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, đã dừng hoạt động.

Dự án mở rộng NM Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai. NM Bột giấy Phương Nam (Long An), do Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi, thuộc TCT Xây dựng công trình giao thông 6), đầu tư 3.000 tỷ đồng, sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do công nghệ không phù hợp…

”Những “quả đấm không còn… “thép”

Các DNNN được ví như là “quả đấm thép” - có vai trò nòng cốt chi phối chủ đạo nền kinh tế. Song thực tế, các DNNN đã “lực bất tòng tâm” khi mà số nợ để lại quá lớn.

Tính đến hết năm 2014,  tổng số nợ phải trả của các DNNN đã lên tới 1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Đặc biệt, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho DNNN là 124.104 tỷ đồng, tăng khoảng 2.000 tỷ so với năm 2013. Trước những vấn đề này, nhiều chuyên gia cảnh báo, khoản nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các DN này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DNNN làm ăn thua lỗ?

Theo một số chuyên gia, các DNNN làm ăn thua lỗ là do các DN này hoạt động kém hiệu quả trong ngành nghề cốt lõi của mình, nhưng đã đem tiền đi đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực. Sự đầu tư dàn trải thể hiện ở chỗ, có những DNNN, thời cao điểm có tới vài trăm công ty con, hoạt động công nghiệp nặng, kinh doanh thương mại, BĐS, tài chính, lắp ráp xe máy...

Ngành điện báo lỗ triền miên, cho dù liên tục tăng giá; than chỉ khai thác lên cũng báo lỗ; kinh doanh xăng dầu đầy thuận lợi cũng kêu khó khăn và tận dụng mọi cơ hội tăng giá; vận tải biển mua hàng loạt tàu cũ giá cao về “đắp chiếu” không có tiền đổ dầu để chạy, nằm lênh đênh trên biển...

Với việc làm ăn thua lỗ, gây thất thoát vốn nhà nước hàng nghìn tỷ đồng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Trả lời báo chí, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, theo quy định, DNNN nào thua lỗ 2 năm liên tiếp, sẽ đưa vào diện giám sát đặc biệt, đồng thời thay đổi ban lãnh đạo và cơ cấu lại hoạt động. Nếu sau 2 năm cơ cấu DN phục hồi được thì giữ lại hoặc CPH, nếu quá xấu sẽ cho giải thể, phá sản. Tất yếu, có trách nhiệm của người đứng đầu và ban lãnh đạo.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, người đại diện vốn (chủ tịch HĐTV, giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước tiên, sau đó là người đứng đầu cơ quan chủ sở hữu (bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND các tỉnh, thành). Trách nhiệm gián tiếp là các bộ tổng hợp, như Bộ KH&ĐT (đầu tư), Bộ LĐ-TB&XH (lương, thưởng), Bộ Tài chính (thất thoát vốn), Bộ Nội Vụ (bổ nhiệm nhân sự)… Sai xảy ra ở khâu nào, các bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm liên đới. Vì vậy, khi các bộ, ngành có cảnh báo, chủ sở hữu phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.