Theo Bộ Công thương, sau khi Chỉ thị 16 có hiệu lực, thực tế ghi nhận người dân các địa phương đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về việc thực hiện cách ly và hạn chế đi lại.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện một số vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động còn lúng túng trong việc nắm bắt để thực hiện, đặc biệt là trong việc tổ chức sản xuất ở các ngành thuộc nhóm sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, hoặc áp dụng thực hiện quy định về khoảng cách tối thiểu đối với các lao động tham gia sản xuất...
Cụ thể, Bộ đã nhận được nhiều phản hồi từ các doanh nghiệp và một số cơ quan có liên quan về quy định "yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác".
Các doanh nghiệp cho rằng, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, nhưng không thuộc loại hàng hóa thiết yếu thì có buộc phải yêu cầu người lao động ở nhà, không đến cơ sở sản xuất, kinh doanh hay không?
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tiến hành hoạt động vận chuyển hàng hóa liên tỉnh để sản xuất hoặc tiêu thụ, nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, hay vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu từ các cảng biển, nên nhu cầu di chuyển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc cách ly như Chỉ thị 16 đề cập.
Theo Bộ Công thương, sau khi Chỉ thị 16 có hiệu lực, thực tế ghi nhận người dân các địa phương đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về việc thực hiện cách ly và hạn chế đi lại.
Chưa kể, các doanh nghiệp cũng cho hay việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiến hành giao tiếp, làm việc khi sản xuất tại nhà máy, phân xưởng là rất khó.
Hoặc yêu cầu "không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng" nếu áp dụng đối với lao động bốc xếp hàng hóa ở các cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, bến bãi logistics... sẽ rất khó áp dụng trong thực tế, ảnh hưởng lớn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp…
Theo chỉ thị của Thủ tướng không yêu cầu “ngăn sông, cấm chợ”, không đóng cửa siêu thị, các cửa hàng bán đồ thiết yếu. Thủ tướng cũng không cấm người dân ra ngoài mua lương thực, thực phẩm, thuốc men… Hiện các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động và lưu thông hàng hóa, chỉ hạn chế, đóng cửa những cửa hàng, dịch vụ không cần thiết.
Đối với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trực thuộc NHNN, từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trực thuộc chủ động quyết định việc bố trí cán bộ theo các phương án, kịch bản phòng, chống dịch của mình, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ, ngân hàng thiết yếu của người dân, đặc biệt là đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ATM; Hạn chế tối đa số lượng cán bộ phải đến trụ sở làm việc. Thủ trưởng các đơn vị của các Tổ chức tín dụng chủ động thông báo với chính quyền địa phương về những địa điểm cần thiết phải được duy trì hoạt động, tổ chức giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và nền kinh tế. Trong quá trình triển khai thực hiện công điện này, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các đơn vị chủ động trao đổi với Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản trị của NHNN và báo cáo trực tiếp Thống đốc, Phó Thống đốc thường trực để được chỉ đạo, xử lý.
T.Nguyễn