Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã tổng hợp lại những thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian qua, điểm lại những hoạt động mà Chính phủ đã đề ra cùng với kết quả tích cực đạt được thông qua doanh nghiệp. Có thể kể đến như môi trường kinh doanh đã trở nên an toàn hơn giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính đã được cải thiện, chi phí không chính thức có chiều hướng giảm...

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức với việc cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm tới sẽ khó khăn hơn so với những gì đã làm được. Đây chính là lúc cần có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan, từng cán bộ trong bộ máy nhà nước, không chỉ bằng công sức mà còn bằng cả trí tuệ để có thể tiếp tục đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tiến lên.

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương cho biết: "Trước đây, chúng ta cải cách chỉ làm trong phạm vi một Bộ. Ví dụ như Thủ tướng hay Chính phủ yêu cầu một Bộ sửa một Thông tư hay Nghị định thì nó chỉ nằm trong phạm vi tham mưu một Bộ, dễ dàng làm trong thời gian ngắn. Nhưng sắp tới có những vấn đề liên quan đến rất nhiều Bộ ngành, ví dụ quản lý chuyên ngành, quản lý chất lượng. Một sản phẩm theo chuỗi nó có thể liên quan tất cả các Bộ".

Năm 2020, cơ quan thuế đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020. Mới đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 52, lần thứ 3 nới thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức gặp khó khăn vì dịch bệnh.

"Lần gia hạn lần này tiếp tục đối tượng gia hạn, nhưng thời gian gia hạn chi tiết, cụ thể hơn, phù hợp với từng loại thuế. Ví dụ thuế giá trị gia tăng, trước đây thuế giá trị gia tăng chỉ gia hạn 5 tháng, như vậy nếu quá 5 tháng các tháng tiếp theo sẽ không gia hạn. Nhưng lần thuế giá trị gia tăng quy định, đối với thuế giá trị gia tăng của tháng 7 chẳng hạn thì lúc này lại gia hạn 4 tháng, còn tháng 8 lại 3 tháng… Để đảm bảo hạn cuối cùng ngày 31/12 nộp vào ngân sách nhà nước", bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết.

Hội thảo công bố Báo cáo Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam.
Hội thảo công bố Báo cáo Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam..

Về khởi sự kinh doanh và đăng ký thành lập DN, đây là thủ tục được đánh giá cao với kết quả cải thiện đáng khích lệ. Thời gian trung vị để DN làm các thủ tục đăng ký hoặc thay đổi nội dung đăng ký DN giảm một nửa trong 6 năm qua. Dù vậy, thời gian đăng ký DN năm 2020 bị kéo dài hơn một chút so với năm 2019.

Tuy nhiên, thứ hạng của chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam theo Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing business) của Ngân hàng Thế giới vẫn thấp, do các quy định về khởi sự DN chưa hợp, nhiều thủ tục, chưa có sự liên thông giữa các thủ tục. Một số quy định được ban hành gần đây dự kiến sẽ góp phần tăng hạng cho chỉ số này, như Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15/10/2020 về quy trình liên thông giữa các thủ tục đăng ký DN, khai trình lao động, cấp mã số đơn vị bảo hiểm xã hội, thủ tục về hóa đơn chứng từ; và Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 quy định miễn lệ phí môn bài trong năm đầu với các DN, hộ kinh doanh mới thành lập.

Về giấy phép xây dựng và các giấy phép liên quan, các thủ tục hành chính liên quan đến xây dựng, dù được cải thiện trong thời gian qua, vẫn chưa thực sự dễ dàng với DN. Các thủ tục khó khăn nhất gồm: đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quyết định chủ trương đầu tư…

Tổng hợp lại những thay đổi lớn trong môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian qua, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã điểm lại những hoạt động mà Chính phủ đã đề ra cùng với kết quả tích cực đạt được thông qua cảm nhận của DN. Có thể kể đến như môi trường kinh doanh đã trở nên an toàn hơn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính đã được cải thiện, chi phí không chính thức có chiều hướng giảm…

Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng chỉ ra rằng, những thách thức cần đặt ra đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những gì đã làm được. Đây chính là lúc cần có sự chung tay góp sức của tất cả các DN, các hiệp hội DN, các cơ quan, từng cán bộ trong bộ máy nhà nước, không chỉ bằng công sức mà còn phải cả trí tuệ để có thể tiếp tục đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tiến lên.

Trúc Mai