Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải thiện môi trường kinh doanh: Sang trang mới

THCL Cải thiện môi trường kinh doanh như một cuộc đua, nhưng là cuộc đua đặc biệt, vì không có điểm dừng. Bởi dừng lại hay chậm trễ có thể bị các nước vượt qua, bị cộng đồng DN trong và ngoài nước chấm điểm kém…

Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 (Doing Business 2016) của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 28/10/2015.

Theo đó, Việt Nam tăng 3 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong đó, có 5 chỉ số tăng hạng nhẹ so với năm ngoái. Chẳng hạn, chỉ số về khởi sự kinh doanh tăng 6 bậc, từ thứ hạng 125 của năm ngoái, lên thứ hạng 119. Chỉ số về tiếp cận điện năng tăng 22 bậc, từ thứ hạng 130 lên 108. Chỉ số về tiếp cận tín dụng tăng 8 bậc, từ mức 36 lên 2

Kết quả đáng ghi nhận

8. Chỉ số về nộp thuế tăng 4 bậc, từ mức 172 trong Doing Business 2015 lên mức 168.

Nhiều chỉ số năm nay giảm so với xếp hạng công bố năm ngoái. Đó là chỉ số thương mại qua biên giới (giảm 1 bậc, từ mức 98 tụt xuống 99); chỉ số bảo vệ nhà đầu tư tụt 1 bậc (từ 121 xuống mức 122). Trong khu vực ASEAN, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5/11 quốc gia, kém xa Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Trước đó, ngày 30/9, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016. Theo đó, Việt Nam đã được ghi nhận tăng 12 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, đứng thứ 56/140 nền kinh tế được đánh giá.

Điều này cho thấy, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam thời gian qua đã phát huy tác dụng.

Là một chuyên gia đã nhiều năm gắn bó và theo dõi sát việc thực hiện chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bà Nguyễn Minh Thảo, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) chia sẻ: Trong Doing Business 2016, WB đã ghi nhận sự cải thiện về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tuy chỉ tăng 3 bậc, nhưng chúng ta đã có cải cách ở trên 5 lĩnh vực và được WB đánh giá cao. Phải lưu ý thêm, nhiều chỉ số này được ghi nhận song vẫn chưa tính tới các đổi mới của chính sách. Bởi thời điểm kết thúc điều tra của WB là 31/5/2015, trong khi các chính sách lại có hiệu lực sau thời điểm này hoặc đã có hiệu lực, nhưng đến thời điểm đó vẫn chưa có kết quả rõ ràng, do đó sự cải thiện cũng chưa được ghi nhận hết.

Ngoài ra, giữa chính sách và thực tiễn còn khoảng cách. Chính sách tốt, thực tiễn chưa đi theo đồng bộ khiến mức cải thiện dù được ghi nhận song không nhiều như mong đợi.

Đại diện cộng đồng DN nước ngoài cũng đánh giá cao những kết quả Việt Nam đạt được. Ông Tomaso Andreatta, Phó chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận: Kết quả Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) gần đây nhất của chúng tôi cho thấy các thành viên EuroCham tỏ ra lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. EuroCham rất phấn khởi ghi nhận những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam, thông qua việc ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015.

Còn đó những nỗi lo

Bên cạnh sự tích cực thực hiện Nghị quyết 19, hành trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đang vấp phải nhiều rào cản, nhiều chướng ngại vật. Đáng ngại, những rào cản ấy lại được dựng lên bởi những cơ quan lẽ ra phải có nghĩa vụ gỡ bỏ các rào cản.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng đã nhiều lần phản ánh các địa phương khá thờ ơ trong thực hiện Nghị quyết 19. Những lớp tập huấn do CIEM tổ chức ở nhiều địa phương cũng chỉ lác đác người có trách nhiệm tham dự.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Phó trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh than thở: Một số bộ, ngành, cải cách về chính sách khá tốt, nhưng địa phương chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, dẫn đến khoảng cách lớn giữa chính sách và thực thi.

Trong báo cáo tình hình thực hiện Luật DN, Luật Đầu tư (sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) vừa gửi lên Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư thì có đến 2.833 điều kiện hiện đang được quy định tại các văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, bao gồm cả các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Điều đáng lưu ý, sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, một số bộ, ngành vẫn tiếp tục ban hành, soạn thảo các thông tư quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ quan ngại: "Trên thực tế, nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn được ban hành trái thẩm quyền hoặc hết hiệu lực song vẫn đang được áp dụng. Điều này đã làm suy giảm hiệu lực thi hành các quy định của Luật Đầu tư về kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh".

Đi sâu vào vấn đề kiểm soát các quy định về điều kiện kinh doanh trong Luật DN, Luật Đầu tư 2014, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) vẫn lo ngại nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh xuất hiện mới, vô hình trung trở thành vật cản cho sự phát triển của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Bà Hồng thừa nhận: "Trong bối cảnh tính minh bạch trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều vấn đề, việc kiểm soát các bộ ban hành thông tư có chứa đựng về điều kiện đầu tư kinh doanh là không phải dễ dàng".

Năm tới, Chính phủ đưa ra mục tiêu cụ thể là đưa môi trường kinh doanh bằng ASEAN 4. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thẳng thắn: Đây là mục tiêu tham vọng, tôi nghĩ, trên văn bản thì ngang bằng, để triển khai thông thoáng và đạt được trong thực tế thì quả thật rất khó khăn, đây là thách thức trong điều hành, nếu không có chấn chỉnh thì chắc chắn không đạt được. Mong muốn, tuyên bố thôi, còn người dân chưa được hưởng.

Bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, thời gian cho sự thay đổi không kéo dài vô hạn mà chỉ có mức độ nhất định để Việt Nam chuyển đổi các hành vi phi quy tắc thị trường sang các hành động theo luật lệ, theo quy định. Thời gian không phải là dài, nhưng cần đủ để từng cán bộ kịp thời cập nhật các thông tin, tiến bộ về công nghệ kỹ thuật. Bởi vì, khi muốn giảm thời gian làm thủ tục hành chính, cần áp dụng công nghệ, đòi hỏi con người phải được đào tạo. Do đó, cần có thời gian để họ thao tác được những kỹ năng đó.

Bà Nguyễn Minh Thảo: "Khi các hiệp định đi vào cuộc sống, vấn đề này đòi hỏi các cơ quan phải giáo dục đạo đức cho cán bộ. Do thiếu sự hiểu biết của DN dẫn đến các cán bộ công quyền càng có cơ hội để thực hiện những hành vi không đúng mực".

Bùi Quyền

Tin mới

Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Quảng Bình đón 318.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 2/5, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, tỉnh này đã đón khoảng 318.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu 365,7 tỷ đồng.

Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Biên phòng Quảng Ngãi tạm giữ 1.700 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Bộ Tư lệnh Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không rõ nguồn gốc xuất xứ tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bắc Giang: Hàng nghìn công nhân trong các KCN đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong khi hầu hết người lao động được nghỉ dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 thì tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang vẫn có hàng nghìn công nhân làm việc, nhằm bảo đảm tiến độ sản xuất các đơn hàng.

Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo
Hôm nay, OECD xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo

Mặc dù "Nguyên tắc của OECD về AI" không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đã được 46 quốc gia ký kết. Điều này có tác động đến việc các nước xây dựng chính sách về AI của riêng mình.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 9%

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ?

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIMES, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm.