Cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực thuế và hải quan: Những hạn chế cần khắc phục
THCL Kết quả giám sát về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan vừa chính thức được công bố.
Theo đó, hầu hết cơ quan hải quan địa phương đã sớm cụ thể hóa Nghị quyết 19/NQ-CP thành kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện, về cơ bản thể hiện sự nghiêm túc, chủ động, sáng tạo, hiệu quả.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các khâu trong quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã hỗ trợ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện; đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, qua đó đã giảm rõ rệt thời gian, chi phí thực hiện các TTHC về hải quan;
Chú trọng đẩy mạnh công tác hỗ trợ, đối thoại với doanh nghiệp; triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đa dạng, phong phú như tập huấn, đào tạo, hội nghị đối thoại, thư điện tử, đường dây nóng của lãnh đạo Cục và các Chi cục… đã kịp thời đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ vướng mắc phát sinh;
Sự phục vụ của công chức hải quan đã có sự cải thiện nhất định về thái độ, tác phong, nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước hình thành kỹ năng giải quyết công việc theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, vẫn còn có một số tồn tại khó khăn, như: Mức độ quyết liệt, quyết tâm ở trung ương rất rõ, ở cấp cục của nhiều địa phương hưởng ứng khá tích cực, nhưng sức lan tỏa, sức nóng của Nghị quyết 19 tại một số cấp chi cục, công chức chưa thực sự như mong đợi; Một số chính sách chưa có sự đồng bộ giữa các đon vị chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả công việc; Một số doanh nghiệp còn bị động, thiếu tìm hiểu, chưa thực sự quan tâm đúng mức về chính sách liên quan dẫn đến thực hiện sai, gây khó khăn cho cơ quan thuế, hải quan.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh tốt hơn, nhưng cũng chịu sức ép cạnh tranh áp lực hơn, do đó để tồn tại và phát triển bền vững, cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân cộng đồng doanh nghiệp cần có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực cạnh tranh, tuân thủ pháp luật, ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ kinh tế nói riêng, các TTHC của nhà nước nói chung.
Thực hiện Chương trình phối hợp giám sát số 07/CTPH-MTTW-BTC-VCCI-LMHTXVN-DNNVV-DNTVN ngày 07/4/2015 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội doanh nhân Trẻ Việt Nam về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Theo Kế hoạch Chương trình giám sát bao gồm 02 hoạt động chính gồm: hoạt động 1 là khảo sát, điều tra xã hội học; hoạt động 2 là khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu. Trong đó, hoạt động 1 (do VCCI thực hiện): VCCI gửi phiếu khảo sát qua thư đến trên 300 hiệp hội doanh nghiệp và 63 liên minh hợp tác xã trong tháng 9-10/2015; Kết thúc khảo sát có 153 hiệp hội và 27 liên minh đã phản hồi. Hoạt động 2 (do Mặt trận Tổ quốc chủ trì): Tổ chức các đoàn giám sát gồm đại diện của Mặt trận tổ quốc (đơn vị chủ trì), Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Liên minh HTX, và một số hiệp hội tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang trong tháng 10 và đầu tháng 11/2015.
Qua quá trình thực hiện, Đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc ghi nhận sau gần 02 năm thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP, Bộ Tài chính nói riêng, cũng như ngành Hải quan nói chung đã có những giải pháp cơ bản, đồng bộ trong việc chỉ đạo, chủ động, tích cực, nỗ lực để tự đổi mới mình, cũng như thực hiện tối đa những mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết. Với mục tiêu lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, cơ quan Hải quan nhiều địa phương đã có những hoạt động phong phú nhằm hỗ trợ, phục vụ và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân thực hiện đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Hà Thu (Thương hiệu và Công luận)
Bài viết khác
Bắc Giang: Phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024
Sáng 21/11, tại hội trường UBND TP Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến 3 cấp phổ biến các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024.
Phải khắc phục việc nhiều mỏ cát chưa đạt tiêu chuẩn
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, khu vực ĐBSCL đang triển khai 4 dự án đường bộ cao tốc gồm: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh. Đến nay, 3 dự án đang tổ chức thi công, riêng dự án Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Kiên quyết xử lý, thay thế, điều chuyển cán bộ để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết xử lý, thay thế hoặc điều chuyển công việc đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, để dự án chậm tiến độ, gây lãng phí.
Cần xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo
Góp ý chính sách tiền lương trong dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Thích Thanh Quyết và đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị xây dựng bảng lương riêng phù hợp với nhà giáo.
Nghệ An chuyển đổi hơn 25 ha đất rừng để triển khai 4 dự án trọng điểm
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 25 ha đất rừng sang mục đích khác nhằm phục vụ việc thực hiện 4 dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh sắp lập mới 2 Ban quản lý và Trung tâm phát triển quỹ đất
Việc thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Hà Nội xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
Sáng 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Hà Nội.
Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Cần cân nhắc đến tác động liên ngành khi tăng thuế?
Nghiên cứu của CIEM cho thấy, nếu theo lộ trình tăng thuế theo phương án 2, giá trị tăng thêm của ngành bia có thể giảm ngay 8% từ năm 2026 và giảm tiếp đến 11% trong năm tiếp theo. Còn nếu theo phương án 3, giá trị tăng thêm của ngành bia vẫn giảm, nhưng mức giảm chỉ khoảng 7,2%/năm. Do vậy, khi tăng thuế theo lộ trình, Nhà nước có lợi về tăng thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại thu hẹp nguồn thu khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Thanh Hóa: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai
Thanh Hóa đã thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo quy định của pháp luật.
Công bố 5 giải pháp đột phá trẻ hóa đô thị Việt Nam
Với chủ đề “Trẻ hoá đô thị - những giải pháp ban đầu” - đánh dấu một bước tiến quan trọng sau chặng đường hơn một năm nghiên cứu các giải pháp góp phần kiến tạo tương lai không gian sống Việt Nam, Hội thảo cuối kỳ chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 tương lai không gian sống Việt Nam vừa được tổ chức tại Khách sạn Novotel Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.