Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cẩm Giàng (Hải Dương): Cả hệ thống chính trị căng sức dập dịch tả lợn châu Phi

Dù đã chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi từ huyện đến cơ sở; có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND huyện, nhưng do nhiều nguyên nhân, ngày 29/3, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại huyện Cẩm Giàng.

Triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp ở Hải Dương, khi 12/12 huyện, thành phố xuất hiện dịch với hơn 700 hộ dân ở 166 thôn thuộc 97 xã, phường, thị trấn có lợn ốm chết và phải tiêu hủy. Tổng số lợn phải tiêu hủy đến nay là 10.620 con với tổng trọng lượng trên 640 tấn.

Mặc dù trước đó, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương tăng cường nhân lực, vật tư, trang thiết bị để làm tốt việc phòng chống bệnh dịch; thành lập Đội ứng phó nhanh trong phòng chống dịch bệnh; tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp tại địa phương này.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Cả hệ thống chính trị căng sức dập dịch tả lợn châu Phi - Hình 1

Công tác tiêu hủy lợn dịch của một hộ dân tại xã Cẩm Hoàng

Để tìm hiểu công tác phòng chống, dập dịch tả tại Hải Dương, PV Thương hiệu & Công luận đã về huyện Cẩm Giàng – nơi có tổng số 31.285 con lợn và ngày 29/3, xuất hiện dịch tả lợn tại địa phương này. Đây cũng là địa phương nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh và xuất hiện dịch bệnh muộn nhất tỉnh Hải Dương.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Công – Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng cho biết:

“Ngay từ ngày 31/10/2018, huyện đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi và 2 kịch bản khi có dịch và khi chưa có dịch. Từ đầu năm 2019 đến nay, Ban chỉ đạo của huyện đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều biện pháp, tổ chức triển khai 3 hội thảo, ban hành hàng chục văn bản, tập huấn về các biện pháp phòng dịch, triển khai chăn nuôi an toàn sinh học, hội nghị bàn các biện pháp cấp bách dập dịch.

Huyện cũng đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi, lập đội phản ứng nhanh khi xảy ra dịch. Cùng với đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về dịch đến với người dân, các hộ chăn nuôi, giết mổ và vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm từ lợn, cũng được địa phương này tập trung hàng đầu”.

UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cấp phát bình phun thuốc sát trùng bằng tay, quần áo, kính, mũ và găng tay bảo hộ cho Thú y cơ sở ở 19/19 xã, thị trấn; thực hiện phát thuốc sát trùng hỗ trợ về các xã, thị trấn để phun khử trùng tiêu độc, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm vào địa bàn huyện.

Bên cạnh đó UBND huyện đã chủ động trích từ nguồn ngân sách huyện mua thêm 400 lít thuốc sát trùng cấp hỗ trợ thêm cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Đồng thời, đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi định kỳ 2 ngày 1 lần phu thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi và xung quanh trang trại, rắc vôi bột trên tuyến đường đi quanh trại; chỉ đạo các trại chăn nuôi quy mô lớn làm hố sát trùng trước cửa ra vào trại.

Đoàn Công tác của huyện đã trực tiếp đi kiểm tra về công tác chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 19 xã, thị trấn trong huyện...

Chuyển từ phòng dịch sang dập dịch

Do địa bàn huyện Cẩm Giàng có nhiều tuyến đường đi qua như Quốc lộ 5, Quốc lộ 38, nằm gần các địa phương phát hiện dịch tả lợn châu Phi nên dù đã chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu phi từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND huyện; sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn của Chi cục Thú y Hải Dương, nhưng ngày 29/3, dịch tả lợn châu Phi vẫn xuất hiện tại địa phương này.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Cả hệ thống chính trị căng sức dập dịch tả lợn châu Phi - Hình 2

Tiến hành tiêu hủy lợn bệnh để ngăn dịch bệnh lây lan

Từ phòng chống dịch bệnh, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương chuyển sang thực hiện các giải pháp khẩn trương dập dịch và ngăn dịch lây lan.

Trao đổi với PV, ông Vương Đức Dũng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Giàng cho biết: “Ngay khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại huyện Cẩm Giàng, chúng tôi đã chuyển phương án từ phòng chống dịch sang dập dịch và thực hiện các biện pháp ngăn chặn tránh dịch lây lan sang các cơ sở chăn nuôi chưa có dịch”.

Ông Dũng lấy ví dụ, tại xã Cẩm Hoàng, nơi có đàn lợn lên đến gần 13.000 con, chiếm 1/3 trên tổng số đầu lợn tại huyện Cẩm Giàng. Trong đó, thôn Phượng Hoàng, có 7.000 con lợn nhưng chưa có dịch.

“Chúng tôi đã phân công rõ ràng, bằng mọi giá, lực lượng đi dập dịch thì chỉ làm việc dập dịch, lực lượng chống dịch không được tham gia dập dịch để tránh tình trạng lây lan”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng lấy thêm ví dụ về một trang trại ở xã Cao An – hiện chưa xuất hiện dịch tả lợn, cũng thực hiện biện pháp nghiêm cấm người ngoài vào trang trại. “Những người trong trang trại không được ra ngoài và nếu ra ngoài thì không quay trở lại trang trại để tránh mang dịch vào trang trại”.

Theo lời ông Dũng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện, lãnh đạo phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, cán bộ thú y, trưởng thôn và ban giám sát cộng đồng của thôn cùng với hộ chăn nuôi nhanh chóng tiến hành các bước cần thiết để tiêu hủy lợn bệnh. Cán bộ thú y hướng dẫn địa phương thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành nông nghiệp về tiêu độc khử trùng, tăng cường các biện pháp tiêu diệt những đối tượng môi giới truyền bệnh như chuột bọ, ruồi muỗi…

“Ở những trang trại lớn, riêng biệt khi xuất hiện dịch, chỉ tiêu hủy lợn ở những chuồng có dịch và tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại này. Còn với những chuồng trại khác, tiến hành khoanh vùng và cách ly nghiêm ngặt. Đặc biệt, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cùng với các địa phương “căng mình” triển khai cấp bách các biện pháp”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng cho hay, quan trọng nhất hiện nay là vận động tuyên truyền cho người dân về biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tăng cường kiểm soát các hoạt động vận chuyển, ra vào khu vực chăn nuôi, nơi giết mồ lợn, nơi tập trung buôn bán.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Cẩm Giàng cho biết, trong suốt 10 ngày qua, liên tục bất kể giờ giấc, ngày thường hay ngày nghỉ cuối tuần, tất cả cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với toàn bộ cán bộ Phòng NN&PTNT chia thành 7 mũi, tỏa đi khắp các xã có dịch để “sát cánh” với chính quyền địa phương và người dân bị thiệt hại do dịch. Một mặt vừa giám sát, hướng dẫn quy trình và kỹ thuật tiêu hủy, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, mặt khác, xác nhận khối lượng tiêu hủy làm căn cứ cho việc hỗ trợ người chăn nuôi về sau.

Nhờ việc triển khai những giải pháp đồng bộ nên hiện nay, huyệnCẩm Giàng đã có 10 xã trong tổng số 19 xã, thị trấn trong huyện có dịch, tiêu hủy khoảng 100 tấn lợn bệnh nhưng chỉ xảy ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Với những hộ chăn nuôi lớn từ vài trăm đến vài nghìn đầu lợn, hiện nay các cơ quan chức năng vẫn giữ được để dịch không lây lan vào những trang trại này.

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Giàng cho biết, dập dịch gặp nhiều khó khăn, vì dịch bệnh rất khó để phát hiện virut dịch tả lây lan, trong đó nguồn lây bệnh thì có quá nhiều.

Theo lời ông Vương Đức Dũng, công tác phòng chống, ngăn chặn, dập dịch tả lợn tại huyện Cẩm Giàng còn nhiều khó khăn như ngân sách cấp huyện, cấp xã, chưa bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, bệnh dịch tả lợn châu Phi nói riêng ngay từ ban đầu.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Cả hệ thống chính trị căng sức dập dịch tả lợn châu Phi - Hình 3

Bệnh dịch xuất hiện khiến nhiều gia đình, trang trại chăn nuôi lợn thiệt hại lớn về kinh tế

Trong khi đó, lực lượng cán bộ Thú y cấp huyện tham gia phòng, chống dịch mỏng (toàn huyện có 7 cán bộ, chuyên viên); Thú y cơ sở ở xã, thị trấn chủ yếu kiêm nhiệm, một số nhân viên Thú y cấp xã chưa có bằng chuyên môn về chăn nuôi, thú y nên việc giám sát, phát hiện dịch bệnh khó khăn.

Hiện nay, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo kỹ thuật, mật độ chăn nuôi cao dễ lây lan dịch bệnh. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, tự phát chưa được quản lý gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch của bệnh thú y.

“Khó khăn lớn nhất là dịch tả lợn lần đầu tiên xâm nhiễm vào địa bàn, kinh nghiệm trong phòng, dập dịch chưa có vẫn phải học hỏi các nước đã xuất hiện dịch rồi. Khó nhất là chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn như huyện Cẩm Giàng có tới 600 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi nhỏ lẻ phòng dịch kém, không có hố tiêu độc, khử trùng. Trong khi đó, ý thức chủ chăn nuôi kém, vệ sinh chuồng trại không tốt, rất khó cho việc ngăn chặn”, ông Dũng cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hoàng – nơi có gần 13.000 đầu lợn, cho biết:

“Ngày 11/4, khi có lợn chết, xã đã báo cáo cơ quan chức năng về lấy mẫu đi xét nghiệm, kết quả dương tính với dịch tả châu Phi. Ngay sau đó, chúng tôi đã tổ chức tiêu hủy với 2 hộ dân. Trước đó, xã đã tổ chức phòng dịch ở tất cả các thôn trong xã, phát hành thuốc sát trùng đến các hộ chăn nuôi, xã tổ chức phun khử trùng, rắc vôi các đường dẫn vào khu chăn nuôi...”.

Bùi Tú

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.