Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần hướng đi mới cho kiểm soát rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp

Cơ quan quản lý kiểm soát nhưng không nên can thiệp hành chính quá nhiều vào thị trường. Cần vừa kiến tạo phát triển cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý.

Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta có tốc độ tăng trưởng mạnh, bình quân tới 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 15% GDP. Nhưng quy mô này vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, như Malaysia là 56% GDP, Singapore là 38% GDP và ở Thái Lan là 25% GDP.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ảnh VOV.VN
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ảnh VOV.VN.

Đáng chú ý là 3 tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số chính sách mới, làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, chuyên gia đánh giá, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có xu hướng “chấn chỉnh” quá chặt hoạt động này, sau một vài vụ việc vi phạm đơn lẻ vừa qua.

Ông Đậu Anh Tuấn, phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận: “Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cho là điều kiện quá cao có nguy cơ khóa chặt kênh huy động vốn bằng trái phiếu riêng lẻ. Liệu có nguy cơ nhà đầu tư chuyển sang các hình thức khác chưa có quy định chặt chẽ: kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ vay vốn… hoặc các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với tổ chức”.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia. Ảnh VOV.VN
Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia. Ảnh VOV.VN.

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp. Đi cùng với đó là có các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho rằng: “Cần vừa kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa kiểm soát được rủi ro. Hai là cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý. Có rủi ro cơ quan quản lý kiểm soát nhưng chú ý không can thiệp hành chính quá nhiều, thị trường khó phát triển”.

Quý 1 năm 2022, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 56.670 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản dẫn đầu với hơn 28.580 tỷ đồng. Nhóm các doanh nghiệp xây dựng xếp ở vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành là 8.280 tỷ đồng. Thứ 3 mới là nhóm ngân hàng. Tuy nhiên theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trong tháng 04/2022, toàn thị trường không có đợt phát hành nào của các doanh nghiệp bất động sản. Điều đó cho thấy tác động của các chính sách đối với doanh nghiệp bất động sản trong kế hoạch phát hành trái phiếu là vô cùng rõ ràng. Trong khi đó, khối bất động sản – xây dựng cũng là khối tham gia phát triển hạ tầng chủ đạo. Việc đứng khựng huy động vốn trái phiếu có thể ảnh hưởng đến cả kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội khi ngay cả đầu tư công cũng cần sự tham gia của khu vực tư nhân có vốn đối ứng + vốn theo tiến độ. Ngoài ra, sự co cụm của các doanh nghiệp bất động sản nói chung với kênh trái phiếu cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn thật, dự án thật và còn kéo theo 270 ngành phụ trợ trong nền kinh tế. Việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp co cụm, nhưng chưa hoàn toàn thực sự lành mạnh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, còn có thể tác động xấu đến câu chuyện nợ xấu khi các doanh nghiệp không thể huy động vốn để tiếp tục đảm bảo triển khai như kế hoạch, thậm chí doanh nghiệp có thể bị mất thanh toán, giá trị tài sản phải định giá lại. Do đó, việc xử lý tài sản đảm bảo của nợ xấu của khối ngân hàng thương mại cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cùng với những thông tin tiêu cực về thao túng giá chứng khoán, lo ngại về chính sách siết tín dụng nói chung và áp lực lạm phát gia tăng đã khiến thị trường vốn Việt Nam điều chỉnh rất mạnh./.

Hoàng Thăng (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.