Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần nhiều ý kiến góp ý, phản biện hơn về Quy hoạch đô thị Thừa Thiên Huế

Chiều ngày 1/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lấy ý kiến góp ý về “Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065”. Chủ trì hội nghị là ông Nguyễn Văn Phương Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia phản biện quy hoạch, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng và ông Nguyễn Chí Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Xây dựng.

Chủ trì hội nghị
Chủ trì hội nghị

Tham dự hội thảo còn có đông đảo các nhà nghiên cứu về Huế, các học giả, chuyên gia kiến trúc, qui hoạch đô thị; đại diện các sở ngành, địa phương…

Nói về tầm quan trọng của việc lấy ý kiến, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng “Đây là hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng để hoàn thiện định hướng không gian phát triển đô thị, xây dựng các phương án quy hoạch phù hợp để phát triển đô thị theo đúng định hướng Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2065.”

Góp ý về Quy hoach đô thị Thừa Thiên Huế tương lai, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng Thừa Thiên Huế nên lấy kinh thành Huế làm trung tâm và phát triển, mở rộng nên hướng về phía biển, đầm phá Tam Giang, lợi thế mà nhiều địa phương khác không có.

Ông Trần Ngọc Chính
Ông Trần Ngọc Chính

Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, việc phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương nên lấy Kinh thành Huế làm trung tâm. Hiện nay, đô thị về phía biển khá ít, Thừa Thiên Huế cần phát triển đô thị biển. Tỉnh có thể xem xét các chính sách phát triển cho huyện Phú Vang, địa phương giáp với biển và hệ thống Đầm phá Tam Giang, đó là di sản mà cả Đông Nam Á muốn có. Phú Vang có thể định hướng trở thành thị xã, thậm chí trở thành quận trong tương lai kết nối với đô thị Huế. Đối với Khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô có thể phát triển du lịch, dịch vụ.

Ông nhấn mạnh: Quy hoạch tỉnh cần làm rõ, khai thác thế mạnh này nhiều hơn nữa, hướng đô thị Huế về phía biển, hệ thống đầm phá và xây dựng đô thị vệ tinh xung quanh sân bay, khai thác tốt hơn hệ thống giao thông quốc gia; phát triển đô thị Chân Mây-Lăng Cô kết nối với Đà Nẵng…

Ông Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cũng có ý kiến, Thừa Thiên Huế nên qui hoạch, phát triển các đô thị phía đầm phá và biển trong đó khu vực Chân Mây – Lăng Cô là khu kinh tế tiềm năng gồm biển, cảng, đây được xem là khu kinh tế hiện đại, vì vậy cần tập trung phát triển.

Ông Trần Đình Thiên
Ông Trần Đình Thiên

PGS.TS Trần Đình Thiên, còn  cho rằng, việc quy hoạch, phát triển đô thị Huế phải dựa trên nền tảng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch. Ông khuyến nghị Thừa Thiên Huế cần hình thành nên một thành phố du lịch đẳng cấp cao, một trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe chuyên sâu.

Qua các hội thảo, lấy ý kiến nhiều người vẫn cho rằng còn quá ít ý kiến phản biện, nhất là các chuyên gia, nhà nghiên cứu ở địa phương. Có chuyên gia qui hoạch đề nghị, tại hội nghị lấy ý kiến nên dành thời gian để cho các nhà khoa học phản biện, góp ý.

Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thừa nhận: Đây là đề án tiền đề quan trọng làm cơ sở tiến hành các đề án khác đảm bảo hoàn thành đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trong đầu năm 2024. Do tính cấp bách về tiến độ triển khai, đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế phấn đấu hoàn thiện, trình thẩm định phê duyệt trong tháng 04/2023.

Ông cho biết thêm, hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các ngành đồng loạt, khẩn trương triển khai các đề án thành phần để quyết tâm hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết 54 đề ra. Đến thời điểm hiện nay Thừa Thiên Huế đã hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo phương án quy hoạch, tổ chức công bố lấy ý kiến cộng đồng tại Cổng thông tin điện tử tỉnh và trụ sở UBND các cấp kể từ ngày 10/3/2023, hoàn thành hội nghị lấy ý kiến các địa phương về phương án quy hoạch ngày 22/3/2023.

                                                                                                                    Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Thu phạt gần 20 triệu đồng một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Thu phạt gần 20 triệu đồng một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở kinh doanh đang bày bán 102 sản phẩm mỹ phẩm (dầu dưỡng tóc) không rõ nguồn gốc với tổng thu phạt đạt gần 20 triệu đồng.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/6
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/6

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/6 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/6
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/6

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/6 của các công ty chứng khoán.

Nhiều đoạn thuộc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuống cấp nghiêm trọng
Nhiều đoạn thuộc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuống cấp nghiêm trọng

Đường làm 11 năm đã đưa vào sử dụng, hiện nhiều đoạn thuộc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Tập trung hoàn thiện 3 nghị định quan trọng về đất đai
Tập trung hoàn thiện 3 nghị định quan trọng về đất đai

Ba Nghị định quan trọng gồm: Dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; dự thảo Nghị định về giá đất; dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 5 tháng đầu năm 2024 của Hải Phòng
Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 5 tháng đầu năm 2024 của Hải Phòng

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, trong 5 tháng đầu năm 2024, thành phố Hải Phòng có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của thành phố lên 89 xã, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên 54 xã.