“Đồ chơi trẻ em ở đây chủ yếu là hàng Trung Quốc…”

Đó là lời khẳng định của nhân viên bán hàng tại shop Nha Đam khi tư vấn, trao đổi với khách hàng về nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng, đồ chơi trẻ em đang được bày bán tại đây.

Thực vậy, tại các gian hàng bán sản phẩm là đồ chơi trẻ em tại các cửa hàng trong hệ thống shop Nha Đam, có rất nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, giá các sản phẩm nói trên có giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn đồng. Đơn cử như: Sản phẩm là đồ chơi ô tô mô hình, bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi vẽ, bộ siêu nhân, búp bê, đồ chơi bằng nhựa, máy bay trực thăng, ô tô điều khiển, bộ xếp hình...đều có xuất xứ in trên bao bì là “made in China”.

các gian hàng bán sản phẩm là đồ chơi trẻ em, có rất nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau
Các gian hàng bán sản phẩm là đồ chơi trẻ em, có rất nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau.

Các loại đồ chơi nói trên được shop Nha Đam nhập về, thay đổi mẫu mã thường xuyên nên rất thu hút đối tượng mua hàng là các em nhỏ và phụ huynh, ông bà, cô dì, chú bác đến mua cho con, cháu.

Phụ huynh đã từng mua hàng ở shop Nha Đam phản ánh, những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc này lại không thấy có dán tem CR (chứng nhận hợp quy), như vậy, có dấu hiệu là hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi.

những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc này lại không thấy có dán tem CR (chứng nhận hợp quy)
Những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc bán tại shop Nha Đam không thấy có dán tem CR (chứng nhận hợp quy).

Trong khi đó, các quy định của pháp luật đã nêu rõ, căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (có hiệu lực từ ngày 15/4/2010), thì đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng.

Giá các sản phẩm đồ chơi trẻ em được shop bàn có giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn đồng
Giá các sản phẩm đồ chơi trẻ em được shop Nha Đam bán có giá từ vài chục nghìn cho đến vài trăm nghìn đồng.

Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cùng yêu cầu quản lý cho một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường xung quanh. Đồng thời, bảo vệ cho lợi ích cùng an ninh của quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nói cách khác, việc chứng nhận hợp quy là hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem sản phẩm, hàng hóa đó có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không.

Các sản phẩm có xuất xứ in trên bao bì là “made in China”.

Trong khi đó, tất cả các sản phẩm hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường. Việc chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường tới tay người tiêu dùng, các nhà phân phối, các đơn vị  bán lẻ...

Tính độc hại của đồ chơi “made in China” không có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn vẫn lưu thông trên thị trường đã gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng khi các sản phẩm này không hề có dán tem CR (chứng nhận hợp quy).

Tính độc hại của đồ chơi “made in China” không có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn vẫn lưu thông trên thị trường đã gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng
Tính độc hại của đồ chơi “made in China” không có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn đã gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, ngoài tính giải trí, vui chơi, đồ chơi cho trẻ em còn là một phương tiện để giáo dục nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ, nên chất lượng cũng như tính an toàn từ những sản phẩm “made in China” được ngang nhiên bày bán tại đây đang là vấn đề đáng lo ngại.

Các mặt hàng đồ chơi dán nhãn
Các mặt hàng đồ chơi dán nhãn "made in China" tại shop Nha Đam rất phong phú, đủ chủng loại.

Vì sao chuỗi shop Nha Đam vẫn bán các sản phẩm "nhiều không"?

Trên thị trường hiện có vô số loại đồ chơi trẻ em đến từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cũng có không ít các mặt hàng trôi nổi, có nguy cơ mất an toàn. Chính điều này cũng tạo nên sự khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. Người tiêu dùng cũng khó có thể nhận diện được đâu là sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo nếu không có căn cứ để đối chiếu.

Trước tình hình đó, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý về sản phẩm này.

Quy chuẩn quy định yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ, phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết, các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em bán tại shop Nha Đam
Các sản phẩm đồ chơi trẻ em bán tại shop Nha Đam.

QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện…

Như vậy, việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đồ chơi trẻ em trước khi lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy.

Tuy nhiên, đồ chơi trẻ em được bày bán tại shop Nha Đam, PV tìm mỏi mắt không thấy dấu, tem hợp quy (CR). 

Các cơ sở cửa hàng trong chuỗi hệ thống shop mẹ và bé Nha Đam

Trên thị trường hiện nay, bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng…những loại hàng này thường có giá rẻ và do các chủ shop hàng hám lợi nên đã trà trộn để bán nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc là nhiệm vụ nặng nề, lâu dài và vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn tin tưởng, các sở, ban ngành tỉnh Thanh Hóa sẽ có sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt và quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc kinh doanh buôn bán hàng có dấu hiệu là hàng trôi nổi, không tem nhãn, góp phần vào sự phát triển thị trường. Đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.

Trước đó, như TH&CL đã phản ánh, chuỗi shop Nha Đam là cửa hàng chuyên bán các mặt hàng dành riêng cho đối tượng là mẹ bầu, mẹ sau sinh, trẻ em và nhưng lại bày bán nhiều sản phẩm giống thuốc chữa, điều trị bệnh, các loại thực phẩm chức năng dù các mặt hàng này đều là những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. 

Và đáng nói hơn, các mặt hàng bày bán tại đây, đa số không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được gắn dưới các mác mỹ miều là “hàng xách tay” và bán với giá rất mắc.

Theo quy định của pháp luật, đối với mặt hàng thực phẩm chức năng, để được kinh doanh cần đáp ứng để 03 điều kiện sau: Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo; Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Nếu thực phẩm chức năng là hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì phải  được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu theo quy định tại Chương V Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm…

Còn đối với hoạt động kinh doanh dược cũng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Cơ sở kinh doanh dược cần được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trước khi hoạt động. Cần có người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và một số vị trí công việc khác phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp…

Vậy, việc công khai tự giới thiệu là “hàng xách tay” để bán sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc tại shop Nha Đam được hiểu như thế nào? Cơ quan nào giải quyết, xử lý việc này?

Người tiêu dùng mua và sử dụng "hàng xách tay" là thực phẩm chức năng, thuốc trị bệnh ở 05 cơ sở trong chuỗi siêu thị mẹ và bé Nha Đam không may xảy ra vấn đề liên quan đến tính mạng, sức khoẻ thì cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Một số hình ảnh các sản phẩm giống thuốc chữa, điều trị bệnh, các loại thực phẩm chức năng đang bán tại chuỗi Shop Nha Đam:

Lê Nam

(Còn nữa)