Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Căng thẳng quân sự ở Trung Đông: Tác động tích cực cho kinh tế Nga?

Cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ vào khu vực Trung Đông đang là một tác động tích cực đối với nền kinh tế Nga, khi nó được xem như yếu tố có lợi cuối cùng được thêm vào danh sách các yếu tố tích cực đối với tăng trưởng nền kinh tế của xứ sở bạch dương.

Căng thẳng quân sự ở Trung Đông: Tác động tích cực cho kinh tế Nga? - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Hành động quân sự mới nhất của Mỹ tại Syria đang làm mối quan hệ song phương Mỹ - Nga trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Điều này được khẳng định khi ngoại trưởng của cả hai nước là Rex Tillerson và Sergei Lavrov đều thừa nhận sau cuộc gặp mới đây tại Moscow rằng quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức thấp đáng báo động.

Việc Trung Quốc không bỏ phiếu cho Nga tại Liên Hiệp Quốc về các cuộc không kích bằng tên lửa của Mỹ như một động thái tăng cường quan hệ Mỹ - Trung sau chuyến thăm tới Florida của Tập Cận Bình cũng đang gia tăng sức ép đáng kể với Moscow trên bàn cờ chiến lược thế giới. Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ lại đang là một tác động tích cực đối với nền kinh tế Nga, khi nó được xem như yếu tố có lợi cuối cùng được thêm vào danh sách các yếu tố tích cực đối với tăng trưởng nền kinh tế của xứ sở bạch dương.

Trước hết, việc gia tăng những rủi ro về địa chính trị tại khu vực Trung Đông sau các cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ đang khiến cho giá vàng và nhất là giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao đáng kể. Sự leo thang căng thẳng quân sự tại Syria đang đe dọa các đường ống dẫn đầu của một loạt quốc gia trong khu vực Trung Đông như Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này có thể khiến cho cung dầu trên thị trường thế giới bị ảnh hưởng và làm giá dầu tăng lên.

Điều này đem lại khá nhiều lợi ích cho kinh tế Nga, khi Nga hiện vẫn đang là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Ngoài ra nó còn đem lại tác động tích cực cho tỷ giá đồng rúp vốn có quan hệ khá mật thiết với giá dầu thế giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một trong số các yếu tố có lợi dồn dập xuất hiện trong nền kinh tế Nga. Đang còn khá nhiều yếu tố tích cực khác được dự báo sẽ giúp kinh tế Nga tăng trưởng tốt trong năm nay: cải thiện tăng trưởng kinh tế thế giới, sự hồi phục của khu vực đồng euro và nền kinh tế Trung Quốc, và cuối cùng là xu hướng tăng giá mạnh mẽ của dầu thô và các loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Nga trong phần còn lại của năm 2017.

Cả hai đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở thời điểm hiện tại là khu vực đồng euro và Trung Quốc đều đang có sự ổn định đáng kể và cải thiện trong các chỉ số sản xuất và mua bán hàng hóa. Theo thống kê về thương mại của Nga trong năm 2015, khu vực eurozone là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nga, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này; đứng thứ 2 là Trung Quốc chiếm khoảng 10%.

Sự ổn định và tăng trưởng của hai thị trường này đồng nghĩa với nhu cầu về năng lượng và các nguyên liệu phục vụ sản xuất nhập khẩu từ Nga sẽ tăng mạnh. Xu hướng tăng giá các loại hàng hóa và nguyên liệu đang diễn ra khá mạnh tại khu vực eurozone; còn tại Trung Quốc, khoảng thời gian khó khăn kéo dài 18-19 tháng từ thời điểm tháng 12.2014 đến tháng 6.2016 trong đó chỉ số sản xuất liên tục sụt giảm đã chính thức kết thúc, và bắt đầu tăng trưởng trở lại trong những tháng gần đây. Điều này khiến cho giá dầu và giá các nguyên liệu sản xuất công nghiệp như kim loại tăng khá mạnh, và đây đều là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga.

Một yếu tố khác quan trọng không kém là sự hồi phục mạnh mẽ của giá dầu trên thị trường thế giới. Tuần trước, giá dầu đã có chu kỳ tăng mạnh nhất kể từ thời điểm năm 2012 khi đã có tới 8 ngày tăng giá liên tiếp, đưa giá dầu đạt mức 56,3 USD/thùng. Nó được xem là kết quả của việc cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận Vienna giữa OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC như Nga và Mexico.

Ngoài ra nó còn do một loạt các yếu tố tích cực khác tác động: mùa hè đang đến và nhu cầu dầu sẽ tăng đáng kể, sự hồi phục và tăng trưởng khá nhanh của kinh tế thế giới, sự gia tăng căng thẳng quân sự tại khu vực Trung Đông mới đây cũng đang góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ hồi phục giá dầu trên thị trường thế giới. Nếu như thỏa thuận cắt giảm sản lượng ở Vienna được kéo dài cho đến hết năm nay, thì giá dầu nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Dĩ nhiên, những yếu tố này đem lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Nga. Dự báo của Ngân hàng Thế giới cho biết, kinh tế Nga có thể hồi phục và tăng trưởng nhanh chóng trong khoảng thời gian 2 năm tới, do các xu hướng của nền kinh tế thế giới đang phù hợp với những ưu thế của nền kinh tế Nga.

Theo số liệu thống kê của năm 2015 (năm gần đây nhất Nga công bố số liệu thương mại), thì dầu thô và các loại khoáng sản chiếm khoảng 63% xuất khẩu của Nga, kim loại và các quặng công nghiệp chiếm 13% và 10% là các mặt hàng khác. Tổng cộng, các mặt hàng chủ chốt chiếm khoảng 86% xuất khẩu và chiếm gần 30% GDP của Nga. Dĩ nhiên, khi các mặt hàng này tăng giá mạnh trong thời gian tới, xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Nga cũng sẽ tăng tương ứng.

Căng thẳng trong mối quan hệ với Mỹ hiện nay sau các cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Washington không ảnh hưởng nhiều lắm đối với Nga xét trên phương diện kinh tế và thương mại. Theo thống kê, thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 3% hàng hóa xuất khẩu của Nga mỗi năm. Xu hướng giảm sự ngăn chặn các công ty Mỹ đầu tư ở Nga của Washington cũng được dự báo sẽ diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump đề cử ông Rex Tillerson giữ chức Ngoại trưởng.

Ông Rex Tillerson vốn là một doanh nhân có quan hệ tốt với Nga suốt nhiều năm qua khi còn giữ cương vị CEO của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, và có thể thúc đẩy gia tăng đầu tư của Mỹ ở Nga. Sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước hiện nay cũng được dự báo sẽ không phải là một xu hướng dài hạn.

Nhàn Đàm - Motthegioi

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.