THCL - Dù đạt tín hiệu tăng trưởng đáng mừng, Nga vẫn bị công ty Mỹ đánh giá thấp bởi yếu tố "chính trị hóa".

Ngày 18/2, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp (DIF) của Nga Kirill Dmitriev cho rằng bất chấp các đánh giá tích cực, hãng xếp hạng  tín nhiệm của Mỹ vẫn đưa ra con số đo của Nga cách xa giá trị thực và các quyết định của hãng này bị "chính trị hóa".

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã  nâng triển vọng trái phiếu chính phủ Nga từ “tiêu cực” lên “ổn định", song mức xếp hạng đối với các tài sản Nga vẫn đang bị "chính trị hóa."

Nỗi khổ Nga bị

Tăng trưởng đột phá, Nga vẫn bị hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ "dìm"

Theo ông Dmitriev, Moody’s vẫn đánh giá thấp những chuyển biến tích cực của nền kinh tế xứ Bạch dương. Mức tín nhiệm của Trái phiếu Chính phủ Nga hiện được duy trì ở mức Ba1 - bậc cao nhất trong khung xếp hạng (những trái phiếu) “không đáng đầu tư."

Nếu quyết định của các cơ quan đánh giá tín nhiệm không bị chi phối bởi các vấn đề chính trị thì Moody’s đáng lẽ đã phải điều chỉnh sự đánh giá của họ ở mức cao hơn cho tờ Trái phiếu Nga.

Moody’s ghi nhận, trong thời gian qua, Moscow đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt, và nền kinh tế nước này cũng đang trên đà phục hồi sau gần hai năm chìm trong suy thoái. Tuy nhiên, Moody’s vẫn giữ nguyên mức xếp hạng Ba1 đối với trái phiếu chính phủ Nga vì Moscow  chậm trễ trong việc triển khai các cam kết tái cơ cấu và “các rủi ro về địa chính trị".

Moody’s cho hay sẽ đưa Nga ra khỏi khung xếp hạng “không đáng đầu tư” nếu Moscow có những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dễ tổn thương của nền kinh tế và tài chính công, đồng thời thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng.

Theo cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích vừa do hãng tin Bloomberg thực hiện, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga dự kiến tăng trưởng 1,1% trong năm 2017 và 1,5% trong năm 2018.

Giới chuyên gia cho rằng yếu tố quan trọng giúp kinh tế Nga có thể đạt được kết quả trên là nhờ giá dầu tiếp tục đà tăng mạnh từ năm 2016, sau hai năm giảm sâu.

Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo GDP của xứ sở Bạch dương có thể sẽ tăng 2% vào cuối năm 2017, với mức giá dầu cao như hiện nay.

Trong khi đó, Liên hợp quốc dự báo kinh tế Nga sẽ tăng 1% năm 2017, 1,5% năm 2018. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 1,5% năm 2017, 1,7% năm 2018.

Động thái chỉ trích của vị Giám đốc DIF nằm sau việc Moody’s Investors Service và Fitch Ratings cho biết sẽ ngừng xếp hạng tín nhiệm của Nga,

Moscow bắt đầu xiết chặt hoạt động của các cơ quan xếp hạng nước ngoài, sau khi bậc tín nhiệm của Nga bị hạ trong năm ngoái xuống dưới mức đầu tư lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.

Nối tiếp sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, nhiều tài phiệt thân cận với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã bị Mỹ trừng phạt. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm buộc phải xem xét lại xếp hạng của các ngân hàng Nga thuộc sở hữu của những cá nhân có tên trong "danh sách đen".

Về phần mình, Bộ Tài chính Nga cho rằng các công ty Mỹ đã đưa ra các đánh giá phiến diện khi không hiểu rõ về những ngân hàng này. Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng sử dụng đánh giá của S&P, Moody’s và Fitch từ cuối năm ngoái để điều hành hệ thống nhà băng.

Nỗi khổ Nga bị

Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ từng dính bê bối với Chính phủ Mỹ

Moody's không chỉ gặp một mình rắc rối này. Mới đầu năm 2017, hãng đã phải chịu nộp phạt một khoản tiền hơn 800 triệu USD vì thổi phồng tín nhiệm của chứng khoán trong thị trường Mỹ.

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 13/1 cho biết Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody´s đã đồng ý trả gần 864 triệu USD trong một vụ dàn xếp với nhà chức trách Mỹ, thổi phồng của những chứng khoán được sử dụng cho các khoản vay thế chấp, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Thỏa thuận được ký giữa một bên là Cơ quan đầu tư của Moody’s, Cơ quan phân tích của Moody’s và Tập đoàn mẹ Moody’s với một bên gồm 21 bang và Bộ Tư pháp Mỹ.

Nhà chức trách Mỹ cáo buộc Moody’s đã đánh giá quá cao xếp hạng của những chứng khoán sử dụng cho các khoản vay thế chấp dưới chuẩn hoặc những khoản vay rủi ro, vốn là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất tại Mỹ kể từ sau cuộc Đại suy thoái kinh tế vào năm 1930.

Ngọc Dương - Baodatviet