Cụ thể, các dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT.
Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 02 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật, đồng thời doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp có số lần thay đổi trạng thái hoạt động hoặc có số lần thay đổi kinh doanh từ 02 lần trong năm; doanh nghiệp mới thành lập có địa điểm kinh doanh không cố định (chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1-2 năm hoạt động); doanh nghiệp thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn như: Vợ chồng, anh chị em ruột... doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán, chuyển nhượng cho người khác; doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản; doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký; doanh nghiệp mua bán sáp nhật với giá trị dưới 100 triệu đồng; doanh nghiệp kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng; doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng; doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động; Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp...
Theo Tổng cục Thuế, ngoài các biện pháp đánh giá doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trên, cơ quan Thuế các cấp cần tăng cường tuyên truyền việc nhận diện hành vi để người nộp thuế biết và tránh tham gia vào các giao dịch mua bán hóa đơn; phối hợp công khai thông tin doanh nghiệp có hành vi mua bán hóa đơn, để góp phần cảnh báo các đối tượng đã và đang có ý định vi phạm pháp luật về mua bán hóa đơn.
NK