Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cảnh báo tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam

Mới đây, cơ quan Hải quan vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.

Nhiều vụ việc bị xử lý

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, các chiêu trò lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại thường bị phát hiện như hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, chỉ thực hiện công đoạn gia công sản xuất, lắp giáp đơn giản nhưng khai xuất xứ Việt Nam trên tờ khai xuất khẩu và trên bao bì sản phẩm in dòng chữ “Made in Vietnam”.

Lô hàng 84 kiện không có chứng từ, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bị cơ quan chức năng bắt giữ tại ga Sài GònLô hàng 84 kiện không có chứng từ, có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bị cơ quan chức năng bắt giữ tại ga Sài Gòn

Ngoài ra, còn có hành vi trà trộn hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu với hàng hóa được sản xuất trong nước để xuất khẩu nhưng trên bao bì hàng hóa ghi xuất xứ Việt Nam, câu kết với cơ quan, tổ chức trong nước để phát hành trái phép Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các doanh nghiệp sử dụng xuất khẩu hàng hóa.

Về vụ việc điển hình có thể kể đến như vụ Công ty cổ phần giám định Đại Minh Việt đã lợi dụng danh nghĩa là Hội viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để thực hiện cấp tổng số 392 C/O cho 33 doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước (trong đó có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu trên 600 tỷ đồng để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Đây là một thủ đoạn gian lận mới, lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam…

Trước đó, Cục Hải quan TP.HCM cũng đã phát hiện một số vụ gian lận xuất xứ được tổ chức bài bản, tinh vi từ nước ngoài. Hàng hóa nhập về gia công, chế biến đơn giản sau đó gắn mác “Made in Vietnam”, hoặc doanh nghiệp vi phạm còn có những chiêu trò lẩn tránh phức tạp phòng vệ thương mại bằng nhiều cách như trung chuyển hàng hóa, quá cảnh, gửi kho ngoại quan ở nước thứ 3, “núp bóng” dưới hình thức kinh doanh tạm nhập - tái xuất, xuất khẩu…

Điển hình như việc lực lượng hải quan TP.HCM phát hiện vụ nhập khẩu 8.000 sản phẩm thời trang từ nước ngoài nhưng gắn mác “Made in Vietnam” hoặc “Made in Korea”. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 sau đó đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu liên quan đến vụ nhập khẩu trái phép quần áo nói trên.

Hay như vụ Hải quan Bình Dương đã phát hiện gần 3.500 nồi cơm điện có dấu hiệu giả mạo thương hiệu Toshiba. Lô hàng này có xuất xứ Trung Quốc, nhập khẩu dưới hình thức nhập kinh doanh nguyên liệu sản xuất, thuế suất 0%. Kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan chức năng phát hiện trên bao bì lô hàng có dán nhãn giấy in sẵn nội dung bằng tiếng Việt Nam gồm: “Sản xuất tại Việt Nam”, “Dưới sự cho phép của Toshiba Corp”, kèm theo sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt và trên nồi cơm điện có dán tem cảnh báo bằng tiếng Việt.

Đưa các giải pháp vào thực thi hiệu quả

Theo các chuyên gia, các hình thức lẩn tránh phòng vệ thương mại đều gây hậu quả đáng kể cho người tiêu dùng; tạo áp lực cạnh tranh không lành mạnh lên các doanh nghiệp làm ăn chân chính; làm thất thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa quốc gia… Chính vì vậy, theo giới chuyên gia, có 3 nhóm biện pháp để tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất, cần cảnh báo sớm, ngăn ngừa các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ một cách có chọn lọc.

Thứ hai là đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), tăng cường kiểm tra đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thứ ba là nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.

Để các biện pháp nói trên đi vào thực tiễn, cần tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về chống lẩn tránh, xuất xứ, hải quan bằng cách nâng cao khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Đồng thời, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định về quy tắc xuất xứ, chống lẩn tránh, nguy cơ bị các nước áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, tăng cường khả năng ứng phó của các ngành, cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phối hợp, hợp tác với các nước liên quan trong việc ngăn chặn các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ.

Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo doanh nghiệp không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính…

Đăng Khôi

Bài liên quan

Tin mới

Hà Tĩnh: Phân bổ 25 tỷ đồng cho các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
Hà Tĩnh: Phân bổ 25 tỷ đồng cho các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung

Tổng số tiền 25 tỷ đồng được phân bổ từ nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương nhằm thực hiện các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long
Quảng Ninh thành lập trường liên cấp thuộc Đại học Hạ Long

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 1183/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 về việc thành lập Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông Thực hành Sư phạm (tiền thân là Trường liên cấp Thực hành Sư phạm) thuộc Trường Đại học Hạ Long.

Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép
Biên phòng TP. Hồ Chí Minh bắt giữ phương tiện vận chuyển cát trái phép

Ngày 23/4, Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết, lực lượng Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng vừa bắt giữ một phương tiện vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai.

Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Xử lý 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện (từ ngày 10/4 đến ngày 20/4), lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi tham gia giao thông.

Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới
Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới".

Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long
Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, TP. Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện đợt cao điểm làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, thu gom, xử lý được trên 1.500m3 rác thải, chủ yếu là vật tư phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilon…