Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cấp bách tìm đầu ra cho nông sản, thực phẩm

Theo thống kê sơ bộ, từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng Sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản, thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ. Chính vì vậy, việc giải quyết đầu ra cho quỹ hàng hóa khổng lồ này là một vấn đề hết sức cấp bách.

Sản xuất càng nhiều, tiêu thụ lại càng khó khăn hơn

Nền sản xuất hàng hóa, nhất là hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam so với hàng chục năm trước đây đã có nhiều tiến bộ, sản phẩm dồi dào hơn, chất lượng hơn và an toàn hơn. Hàng hóa Việt đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và có thể cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Có thể nói, nếu giải quyết tốt đầu ra cho quỹ hàng hóa này thì vừa đảm bảo tiêu dùng cho thị trường nội địa một cách ổn định, đồng thời có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại đang tiếp tục thâm nhập càng nhiều vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, có một nghịch lý hiện nay là nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt càng nhiều thì tiêu thụ lại càng khó khăn hơn bởi nhiều nguyên nhân. Điều mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận định “Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có 2 điểm yếu là thị trường tiêu thụ và chế biến”. 7 tháng đầu năm nay, do tình hình phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, mặt khác, sức mua tiêu dùng cũng đã giảm đi rõ rệt, 70% nhà máy chế biến nông sản thực phẩm tạm thời ngừng hoạt động, việc vận chuyển giữa các vùng miền còn gặp những khó khăn khi những “luồng xanh” chưa thật đảm bảo.

Theo thống kê sơ bộ, từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng Sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ
Theo thống kê sơ bộ, từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng Sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ.

Theo thống kê sơ bộ từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng Sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản, thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ. Chính vì vậy, việc giải quyết đầu ra cho quỹ hàng hóa khổng lồ này là một vấn đề hết sức cấp bách. Chúng ta có thể điểm qua một số tin về giá cả những hàng hóa ở thị trường phía Nam đang bị sụt giá trị chưa từng có: Gà công nghiệp với hàng chục triệu con giá chỉ còn 5.000 - 7.000đ /kg. Một số gà giống hàng chục triệu con khả năng phải tiêu hủy bởi chưa có ai đến thu mua và giá thức ăn gia súc đã tăng 6 - 8 lần. Thủy hải sản đánh bắt và nuôi trồng bị giảm giá từ 10-30%, một số đã phải chuyển sang làm thức ăn cho gia súc vì giá quá rẻ. Các loại hoa quả như thanh long, nhãn, dứa... cũng bị rớt giá rất mạnh. Thanh long có lúc chỉ còn 5.000đ/kg ở Bình Thuận với sản lượng sắp thu hoạch hàng chục nghìn tấn…

Chúng ta không thể kể hết danh mục những mặt hàng bị giảm giá và tồn đọng ở vùng sản xuất nông sản thực phẩm lớn nhất cả nước này. Trong điều kiện giá hàng hóa bị sụt giảm mạnh như vậy, một mặt người nông dân bị thua lỗ, gặp nhiều khó khăn nhưng mặt khác những người tiêu dùng ở các thành phố lớn, nhất là những nơi có dịch, giá các sản phẩm ở chợ và siêu thị lại cao một cách vô lý. Một phóng viên đã tính giá bán 1kg gà chỉ bằng một mớ rau muống. Giá bán thịt gà ở thành phố cao gấp hàng chục lần so với giá thu mua của nông dân.

Đi tìm nguyên nhân và giải pháp

Tình hình xảy ra ở trên có rất nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, đó là chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy mà nguyên nhân chính là khâu vận chuyển.

Thứ hai, lưu thông hàng hóa của chúng ta không có khi dự trữ chiến lược. Hàng hóa làm ra thì được để ở các kho tạm hoặc che bạt ở ngoài đồng, từ đó dẫn tới hao hụt, hư hỏng và nhất là bị thương lại bắt bí, ép giá, ép cấp.

Thứ ba, hàng hóa của chúng ta những lúc thu hoạch rộ thì không đủ các nhà máy chế biến để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời giảm tồn kho, dư thừa ở khâu sản xuất. Hiện nay, các nhà máy của Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu chế biến này, số còn lại toàn ăn tươi và xuất khẩu không qua chế biến.

Thứ tư, lại nhắc đến hệ thống phân phối, đó là câu chuyện “thường ngày ở huyện”. Trên thực tế, hàng nông sản thực phẩm 85% tiêu thụ ở các chợ lẻ, 15% ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó, cơ sở vật chất của chợ, nơi tiêu thụ phần lớn quỹ hàng hóa này còn rất yếu kém. Chính vì vậy, kênh truyền thống không kham nổi và cũng không có điều kiện bảo quản để tổ chức bán ra cho người tiêu dùng. Còn siêu thị vừa đảm nhiệm lượng tiêu thụ khiêm tốn, vừa kinh doanh chủ yếu theo kiểu “ăn đong”, không có dự trữ. Mặt khác, cánh cửa đón những mặt hàng nông sản thực phẩm còn nửa đóng nửa mở, có những lúc có những siêu thị còn chèn ép vô lý nhà cung ứng. Câu chuyện này là một sự thực khách quan mà báo chí, các chuyên gia đã lên tiếng nhiều năm nay nhưng chưa được Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh thành phố đứng ra làm trọng tài chia sẻ!? Có lẽ, đơn vị nào đó chưa thấm nhuần sự chỉ đạo của nguyên Thủ tưởng Chính phủ “Kinh doanh ai cũng muốn có lợi nhuận, song hưởng quá mức là vô lý”.

Tất cả những vướng mắc ở trên là nguyên nhân sâu xa, chủ yếu dẫn tới tình hình giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản thực phẩm ở nước ta còn nhiều trở ngại khó khăn. Đây là bài toán mà các cấp, các ngành cần phải tập trung giải quyết sớm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và tổ chức lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả, phục vụ cho tiêu dùng. Những tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức sản xuất phân phối bán ra hàng hóa nông sản thực phẩm phải coi những sản phẩm được làm ra từ mồ hôi nước mắt của người nông dân là sản phẩm của chính gia đình mình để góp phần tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả. Kiên quyết chống các biểu hiện vì lợi ích cục bộ của các địa phương, các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả... Bài toán lợi ích trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối tiêu dùng phải được giải quyết một cách hài hòa.

Chúng ta tin tưởng rằng, với những tư duy mới, sự chỉ đạo mới của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương trong thời gian ngắn nhất sẽ khắc phục được việc giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản thực phẩm ở thị trường Việt Nam, một vấn đề nhiều trăn trở trong những năm qua mà chưa được khắc phục một cách cơ bản.

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao nguồn nhân lực trong chương trình OCOP
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao nguồn nhân lực trong chương trình OCOP

Ngày 16/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nguồn nhân lực thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Lạng Sơn năm 2024 cho các cán bộ phụ trách OCOP của các sở, ngành, các huyện, thành phố và đại diện 55 chủ thể OCOP.

Thái Nguyên tăng cường quản lý, giám sát đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách
Thái Nguyên tăng cường quản lý, giám sát đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý, phụ trách tăng cường công tác quản lý, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Trung ương Đảng đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ
Trung ương Đảng đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương khóa XIII.

Bắc Giang: Hai chủ cơ sở kinh doanh dược bị phạt gần 50 triệu đồng
Bắc Giang: Hai chủ cơ sở kinh doanh dược bị phạt gần 50 triệu đồng

Chánh Thanh tra Sở Y tế Bắc Giang vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ cơ sở kinh doanh thuốc tân dược tại thị trấn Bố Hạ (Yên Thế) và xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) về hành vi kinh doanh dược khi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII
Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sáng ngày 16/5/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII.