Việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và lưu thông nông sản không chỉ giúp nông dân tiêu thụ được hàng hóa, mà còn vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần bảo vệ chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm để duy trì sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Ảnh minh họa
Kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía am
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam do Thứ trưởng Trần Thanh Nam phụ trách, đã tạo được mạng lưới các đầu mối cung ứng nông sản cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh. Qua đó, nhiều đơn vị kết nối thông tin và tiến hành giao dịch thành công.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thônTrần Thanh Nam thông tin, qua 2 tuần các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa. Trong khi đó, các vùng sản xuất đang bước vào vụ thu hoạch lúa, cá tra, tôm, nhiều loại trái cây,… và nhiều mặt hàng có xu hướng giảm giá.
"Nhiều vướng mắc phát sinh đã được các hợp tác xã, doanh nghiệp phản ánh đến chúng tôi và chúng tôi không kể ngày đêm đã cố gắng tháo gỡ cho doanh nghiệp. Như trường hợp doanh nghiệp vận chuyển trứng không qua được chốt kiểm dịch, con giống tôm từ miền Trung vào đã được chúng tôi liên hệ tháo gỡ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong doanh nghiệp hết sức thông cảm, ưu tiên hàng đầu lúc này là chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhìn nhận.
Hiện nay, tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đều lệ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đến từ các tỉnh, nhất là 19 tỉnh, thành phía Nam.
Trên cơ sở các kiến nghị quyết liệt của Hội Lương thực Thực phẩm cùng các hiệp hội ngành hàng cả nước, vấn đề lưu thông hàng hóa đã được Chính phủ và các bộ ngành tháo gỡ nhưng thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng các chốt kiểm soát không chỉ trong phạm vi thành phố mà hơn hết là giữa các tỉnh, thành với thành phố vẫn còn gây khó dễ theo kiểu "phép vua thua lệ làng", đòi hỏi các thủ tục khiến đường đi của hàng hóa, nguyên liệu vẫn ách tắc cục bộ, khiến doanh nghiệp bức xúc.
Trong khi nông sản, thực phẩm ở một số tỉnh hiện nay rất dồi dào nhưng khó đưa về TP. Hồ Chí Minh. Do đó, việc quan trọng hiện nay là phải tập trung giải quyết triệt để vận chuyển thông suốt giữa các tỉnh, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong từng địa phương mà hơn hết là cả khu vực mà còn kết nối với chuỗi cung ứng ở các khu vực khác và phục vụ xuất khẩu.
Hiện nay, tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đều lệ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đến từ các tỉnh, nhất là 19 tỉnh, thành phía Nam.
Trên cơ sở các kiến nghị quyết liệt của Hội Lương thực Thực phẩm cùng các hiệp hội ngành hàng cả nước, vấn đề lưu thông hàng hóa đã được Chính phủ và các bộ ngành tháo gỡ nhưng thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng các chốt kiểm soát không chỉ trong phạm vi thành phố mà hơn hết là giữa các tỉnh, thành với thành phố vẫn còn gây khó dễ theo kiểu "phép vua thua lệ làng", đòi hỏi các thủ tục khiến đường đi của hàng hóa, nguyên liệu vẫn ách tắc cục bộ, khiến doanh nghiệp bức xúc. Trong khi nông sản, thực phẩm ở một số tỉnh hiện nay rất dồi dào nhưng khó đưa về TP. Hồ Chí Minh. Do đó, việc quan trọng hiện nay là phải tập trung giải quyết triệt để vận chuyển thông suốt giữa các tỉnh, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong từng địa phương mà hơn hết là cả khu vực mà còn kết nối với chuỗi cung ứng ở các khu vực khác và phục vụ xuất khẩu.
Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản
Trong báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Chính phủ về khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vừa chống dịch, thiên tai vừa đảm bảo cung ứng tốt lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Báo cáo nêu rõ, dịch Covid-19 dự kiến còn phức tạp, ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm thủy sản, đặc biệt tại các địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội; việc lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản và nguyên-vật liệu phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Trong khi sang tháng 8, nhiều loại nông sản, trái cây vào vụ thu hoạch nên dễ xảy ra nguy cơ dư nguồn hàng nông sản, lương thực ở vùng sản xuất nhưng lại thiếu hàng ở một số địa phương phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Riêng về rau củ quả, trong tháng 8/2021, ước tính sản lượng ở phía nam lên tới hơn 1,1 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng chỉ 500.000 tấn. Một số loại trái cây có sản lượng lớn như: Xoài 40.000 tấn, chuối 109.000 tấn, sầu riêng 75.000 tấn, cam 40.000 tấn, nhãn 40.500 tấn…
Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trong nước và các nước trên thế giới khiến việc sản xuất trong nước và nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất bị hạn chế, dẫn đến giá tăng liên tục.
Thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống là Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa như tăng cường kiểm tra, khử trùng hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu từ vùng có dịch của Việt Nam. Trung Quốc cũng tiếp tục thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, do đó thời gian thông quan hàng hóa kéo dài tại cửa khẩu.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng nêu thực tế hiện nay hệ thống logistic kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản trong nước còn hạn chế. Cụ thể, cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là xuất khẩu).
Số lượng kho lạnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 tại từng tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo vừa chống dịch, thiên tai hiệu quả vừa đảm bảo cung ứng tốt lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tăng cường kết nối, phối hợp với các tập đoàn viễn thông (Viettel Post, VNPT Post), các doanh nghiệp có ứng dụng giao hàng chuyên nghiệp (Grab, GoViet…) đề xuất hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, tăng cường giao dịch điện tử.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) xây dựng chương trình phối hợp hỗ trợ nông dân thu hoạch và tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh. Cùng với đó, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh có biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Ở các địa phương đang phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15, 16, Bộ hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh điều chỉnh phương thức kinh doanh của các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn; rà soát hoạt động cung ứng hàng hóa của các thương nhân kinh doanh mặt hàng chủ lực; thiết lập điểm tập kết hàng hóa tạm thời.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thúc đẩy thiết lập các vùng đệm để tập kết hàng hóa, cùng các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là các nông sản có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho các nông sản chủ lực, đặc sản của địa phương theo mùa vụ, hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt trên các sàn thương mại điện tử trong tình hình dịch Covid -19.
Phương Thảo
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Trước tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Tài chính và UBND TP. Hà Nội.
Nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, các tỉnh nên xem xét lùi thời điểm tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh…
Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa vừa có Công văn số 723 /SGTVT-QLPT&NL ngày 13/2/2025 về việc tạm dừng tiếp nhận thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn. Vì thế, khi có những chính sách mới về thuế, công dân cần lưu ý để thực hiện, tránh bị phạt...
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BCT quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài, thay thế Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định thu hồi 2.911,6 m² đất tại phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới do nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Ngày 15/2/2025, Công an tỉnh Nghệ An cho hay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp các đơn vị liên quan vừa đấu tranh thành công chuyên án, triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 30kg ma túy đá.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 120/2024/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng (gọi tắt là Quy chế quản lý xây dựng) trên địa bàn thành phố.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp cũng góp phần bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi hàng nhập khẩu không còn lợi thế về giá do miễn thuế, các sản phẩm nội địa sẽ có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn.