Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cắt giấy phép con: Khẳng định tinh thần chính phủ kiến tạo

Sau khi Luật Đầu tư 2015 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành hàng loạt nghị định về điều kiện kinh doanh trước thời điểm 1/7/2016 để đáp ứng yêu cầu của luật này. Hơn 1 năm qua, cuộc chiến loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý - vốn được ví von như những “giấy phép con - cháu” vẫn đang tiếp tục.

Cắt giấy phép con: Khẳng định tinh thần chính phủ kiến tạo - Hình 1

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 6 về xếp hạng năng lực cạnh tranh và
thứ 5 về xếp hạng môi trường kinh doanh

Cắt giảm nhiều giấy phép con

Trong quá trình thẩm định các dự thảo nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Tư pháp luôn đặt vấn đề về sự cần thiết của các quy định của điều kiện đầu tư kinh doanh theo đúng quy định của Điều 7 - Luật Đầu tư.

Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho hay, đã tập trung cao vào kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Kết quả cho thấy, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương ban hành quy định không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 7 - Luật Đầu tư, nhất là thời gian đầu mới triển khai thi hành luật, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh của DN.

Tính từ ngày 1/7/2015 (ngày Luật Đầu tư có hiệu lực) đến nay, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị xử lý 31 văn bản có quy định không phù hợp về điều kiện đầu tư kinh doanh, riêng năm 2017, phát hiện, kiến nghị xử lý 6 văn bản. Đến nay các bộ, ngành, địa phương đã xử lý 26/31 văn bản; còn 5 văn bản chưa được xử lý.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Tư pháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã và đang vào cuộc. Nhiều bộ, ngành đã chủ động rà soát, lên kế hoạch cải cách điều kiện đầu tư, kinh doanh, theo hướng tạo thuận lợi cho DN. Bộ Công thương ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ngày 20/9/2017 về Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2017 - 2018; đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa khoảng 55,5% tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh trong 16 ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Hiện nay, dự thảo nghị định sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, đã được trình Chính phủ.

Nhiều bộ, ngành cùng vào cuộc

Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT đã triển khai rà soát và xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đã chủ động rà soát, đề xuất bãi bỏ 5 ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của của Luật Đầu tư; rà soát, dự kiến đề xuất bãi bỏ khoảng 41,3%; đơn giản hóa 43,7%; giữ nguyên 15% tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Bộ NN&PTNT đề xuất bãi bỏ, sửa đổi theo hướng rút gọn 118 điều kiện (32,4%) trong tổng số khoảng 345 điều kiện, thuộc 33 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN, trong đó, tiếp tục đề xuất bãi bỏ 20 ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý, không đáp ứng yêu cầu nhằm tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của người dân, DN, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, DN đã được hiến định.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 98/NQ-CP, Bộ KH&ĐT đang xây dựng nghị định về kiểm soát và nâng cao chất lượng điều kiện đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã rà soát, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị với các chính sách lớn nhằm cải cách thủ tục hành chính và đổi mới cơ chế quản lý, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung quy định về giấy phép xây dựng, hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, đổi mới quản lý hệ thống định mức, giá xây dựng...; đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh để đồng bộ với đề nghị sửa đổi Luật Đầu tư. Đề nghị xây dựng luật này đã được Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ thông qua tại Phiên họp thường kỳ tháng 11/2017.

Những kết quả đáng ghi nhận

Những động thái kể trên, đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Trong 4 năm triển khai Nghị quyết 19, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta, năm 2017 được các tổ chức quốc tế ghi nhận cải thiện nhiều nhất.

Năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế). Kết quả này đạt được bởi 5/12 chỉ số trụ cột tăng điểm, 6/12 chỉ số trụ cột tăng bậc (với 32/114 chỉ số thành phần vừa tăng điểm và tăng bậc, 24/114 chỉ số thành phần tăng hạng, nhưng điểm số không đổi hoặc tăng điểm nhưng thứ hạng không đổi). Đa số trụ cột về hiệu quả thị trường (thị trường tài chính, lao động, công nghệ và quy mô thị trường…) đã có sự cải thiện.

Môi trường kinh doanh đạt thứ hạng 68/190, tăng 14 bậc so với năm ngoái. Đây là mức tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua. Nếu tính 2 năm liêp tiếp thì môi trường kinh doanh của nước ta tăng 23 bậc. Kết quả tích cực này đạt được bởi 8/10 chỉ số tăng điểm (không có chỉ số nào giảm điểm), 6/10 chỉ số tăng bậc. Trong đó, nộp thuế (tăng 61 bậc) và tiếp cận điện năng (tăng 32 bậc) là 2 chỉ số đóng góp đáng kể nhất vào cải thiện môi trường kinh doanh.

Đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127. Đây cũng là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước cho đến nay. Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016). Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan (vị trí 51). Sự cải thiện này, chủ yếu đạt được nhờ việc cập nhật kịp thời dữ liệu cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Tiếp tục thực hiện NQ 19

Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy: Các bộ hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh đó, các quy định về điều kiện chung (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; môi trường; an toàn lao động…) mặc dù đã được quản lý bởi các Bộ KH&ĐT, Công an, TN&MT LĐ-TB&XH…, nhưng các bộ khác vẫn quy định quản lý cả những điều kiện này.

“Trong số điều kiện kinh doanh đề xuất bãi bỏ, sửa đổi thì khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho DN”, theo Bộ KH&ĐT.

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận thực tế vẫn còn có ngành, địa phương gây trở ngại cho kinh doanh, chưa tạo điều kiện cho DN phát triển, chưa có giải pháp tháo gỡ cụ thể. Cho nên, năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, môi trường kinh doanh còn nhiều vấn đề. Do đó, việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 là yêu cầu quan trọng trong năm 2018.

“Những vướng mắc nào, những công việc gì cần triển khai thì các đồng chí xác định cho rõ đây là nội dung công tác quan trọng”, Thủ tướng nhấn mạnh và đặt vấn đề “tại sao có tỉnh làm rất tốt về cải thiện môi trường đầu tư như mô hình cà phê doanh nhân ở Đồng Tháp hay mô hình một cửa liên thông hiện đại, nhưng còn địa phương ỳ ạch, vẫn còn tư duy bao cấp xin - cho?”.

Rõ ràng, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 6 về xếp hạng năng lực cạnh tranh và thứ 5 về xếp hạng môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, Indonesia, Brunei và Thái Lan liên tiếp có mức cải thiện nhanh và mạnh mẽ hơn chúng ta. Vì thế, mục tiêu đạt mức trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh trở nên thách thức hơn, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.