Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

'Cát tặc' hoành hành, cù lao Rùa đứng trước nguy cơ bị xẻ đôi

Những phần đất “bờ xôi ruộng mật” của người dân cù lao Rùa nổi tiếng ở xã Thạnh Hội, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đang bị đe dọa do tình trạng khai thác cát lậu tung hoành trong các năm qua và nhiều tàu trọng tải lớn di chuyển trên sông. Cát tặc đã làm đôi bờ cù lao sạt lở nghiêm trọng, đáy sông bị xoáy sâu đe dọa cuộc sống yên bình của người dân.

Mặc dù các hoạt động khai thác cát dọc tuyến sông Đồng Nai qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đều bị ngăn cấm từ lâu, nhưng tình trạng khai thác trái phép, hút trộm cát hàng đêm vẫn diễn ra làm xáo trộn cuộc sống người dân và nghiêm trọng hơn khiến diện tích đất ven sông Đồng Nai ngày càng trở nên sạt lở nghiêm trọng.

'Cát tặc' hoành hành, cù lao Rùa đứng trước nguy cơ bị xẻ đôi - Hình 1

Cát xây dựng trên sông Đồng Nai là loại cát “thượng hạng” dùng trong xây dựng, có lợi nhuận cao nên các đối tượng rất manh động, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, thậm chí chống trả quyết liệt để cơ quan chức năng không thể lại gần thu cát. 

Bà Hoàng Thị H. (60 tuổi, người dân xã Thạnh Hội) cho biết: “Ban ngày các chủ tàu cho nhân công làm việc khác, đợi đêm xuống mới thả vòi xuống lòng sông và nổ máy hút cát làm ồn ào cả một vùng quê. Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm qua, dù bị chính quyền xua đuổi. Do cát ở đây tốt nhất vùng Đông Nam bộ, có giá cao và lợi nhuận lớn nên nhiều người vẫn tiếp tục khai thác trái phép”.

Nhộn nhịp nhất là ở khu vực ngã 3 sông, nơi tiếp giáp giữa xã Tân Hạnh (thuộc TP. Biên Hòa) với xã Thái Hòa (TX Tân Uyên). Tại đây, nhiều sà lan lớn với tải trọng hàng chục ngàn mét khối án ngữ suốt ngày đêm và cứ khoảng nửa giờ đồng hồ lại di chuyển, rồi quay lại vị trí giữa sông, hút trộm cát giữa “thanh thiên bạch nhật” bằng thiết bị hút hiện đại, phát ra tiếng ồn không đáng kể và được đặt dưới đáy sà lan, khiến lực lượng chức năng rất khó phát hiện. Theo giới khai thác cát, bằng thiết bị hút này, các chủ tàu có thể hút được hàng trăm khối cát chỉ trong vòng vài chục phút.

Việc khai thác cát trái phép trong thời gian dài đã khiến cù lao Rùa hứng chịu nhiều vụ sạt lở, cuốn trôi nhiều đất đai, tài sản của người dân. Từ năm 2017 đến nay, chỉ riêng xã Thạnh Hội có hơn 20 đoạn bờ kè (dài nhất khoảng hơn 200m) được người dân xây dựng với kinh phí hàng trăm triệu đồng bị nước cuốn phăng. Bình quân mỗi tháng đoạn sông này vùi lấp 1 bờ kè chắn sóng. Nghiêm trọng hơn, vào tháng 5-2018, sạt lở đã nhấn chìm toàn bộ công trình chợ dân sinh rộng hàng trăm mét vuông thuộc xã Tân Hạnh (TP. Biên Hòa).

Tình trạng trên khiến vùng cù lao này bị thu hẹp tới hơn 10ha (hiện tổng diện tích chỉ còn gần 270ha), riêng phần cổ rùa đã bị xâm lấn mất 2/3, hiện chỉ còn dài khoảng 60m. Nhiều người dân tại xã Tân Hạnh lo lắng nguy cơ cù lao bị xẻ đôi nếu phần cổ rùa không được bảo vệ và khoảng cách đôi bờ nới rộng hơn. Đặc biệt, đáy sông ngày càng sâu hơn và hiện ở mức hơn 40m (gấp đôi so với 10 năm trước).

'Cát tặc' hoành hành, cù lao Rùa đứng trước nguy cơ bị xẻ đôi - Hình 2

Bờ kè bê tông ở Cù lao Rùa cũng bị sạt lở xuống sông.

Trước việc khai thác cát lộng hành lo sợ nhà cửa bị sạt lở nên nhiều người dân sống ven sông thường xuyên mất ngủ, phải thức khuya để xua đuổi, phản ứng chống lại các đối tượng khai thác trái phép nhưng tình trạng này không hề thuyên giảm.

Người dân ở Thạnh Hội buộc phải đối đầu với “cát tặc” bằng cách thức đêm, trang bị đèn pha mỗi khi các đối tượng khai thác hoạt động là xua đuổi, thậm chí phải đối mặt nguy hiểm khi các đối tượng này còn manh động chống trả lại người dân. Theo người dân ở đây thì sau khi các đối tượng khai thác cát trong đêm sẽ vận chuyển, chở đến bán cho các vựa cát trong địa bàn. Lợi dụng các bãi cát ven sông các đối tượng này tiêu thụ, khi kiểm tra họ đều xuất được hóa đơn cát dưới miền Tây chở lên nhưng thực chất là cát khai thác cát lậu.

Cát xây dựng trên sông Đồng Nai là loại cát “thượng hạng” dùng trong xây dựng, có lợi nhuận cao nên các đối tượng rất manh động, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn tinh vi, thậm chí chống trả quyết liệt để cơ quan chức năng không thể lại gần thu cát. Do đó, nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai đoạn qua xã Thạnh Hội tồn tại nhiều năm qua.

Ông Trần Kim Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hội, chi biết cù lao Rùa đang bị xâm lấn mỗi ngày nhưng ngành chức năng không xử lý được. Các cơ quan chức năng không quyết liệt, đồng bộ phối hợp khi đi chống khai thác cát trái phép.

“Đi chống cát tặc mà cán bộ chủ yếu đứng trên bờ nhìn xuống. Cứ như đi cho có, như cưỡi ngựa xem hoa khơi khơi”, một người dân xã Thạnh Hội bức xúc cho biết.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng chủ lực là công an kinh tế, môi trường thì không làm tới cùng để truy ra kẻ cầm đầu. Sau rất nhiều lần tịch thu phương tiện hút cát trái phép, cơ quan chức năng ra thông báo tìm chủ sở hữu thì không ai đến nhận. Như vậy, chỉ xử lý được phần ngọn, còn phần gốc là các đầu nậu, chủ phương tiện thì các địa phương chưa một lần làm được.

Trong những năm qua, xã Thạnh Hội đã được hỗ trợ kinh phí trang bị ca nô, đào tạo người lái, lắp đặt 13 camera hiện đại giám sát tại các điểm nóng và có nguy cơ sạt lở nên đã kiểm soát được một phần tình trạng hút cát lậu phía sông thuộc tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, các đối tượng vẫn cho tàu đậu giữa lòng sông, đặt vòi hút về mạn sông phía Đồng Nai nên không thể xử lý dứt điểm. Đặc biệt, việc lưu thông trái phép của các tàu, sà lan tải trọng lớn ở nhánh sông Con và hoạt động bến bãi ở đây dường như không được ngành chức năng tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý đến nơi đến chốn, khiến người dân đang thấp thỏm lo âu mỗi ngày.

Hải Đăng

Tin mới

Phát hiện 124kg pháo nổ tự chế gắn mác Công ty 21
Phát hiện 124kg pháo nổ tự chế gắn mác Công ty 21

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế, Công an quận Tây Hồ đã phát hiện và xử lý một đối tượng chở theo 168 hộp pháo hoa nổ tự chế, khối lượng 124kg không rõ ngồn gốc, gắn mác Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Công ty 21).

Điểm tên doanh nghiệp bất động sản ôm nợ và phải đáo hạn trái phiếu giá trị nghìn đồng
Điểm tên doanh nghiệp bất động sản ôm nợ và phải đáo hạn trái phiếu giá trị nghìn đồng

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2024 sẽ có hàng loạt lô trái phiếu doanh nghiệp giá trị nghìn tỷ đồng đáo hạn. Có gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn đáo hạn năm 2024.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức cao
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức cao

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn tại khu vực trên có xu thế tăng dần vào cuối tuần và ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm.

Có thể lãi suất tiết kiệm đã chạm đáy
Có thể lãi suất tiết kiệm đã chạm đáy

Trong báo cáo phát đi, VNDirect cho biết tính đến ngày cuối tháng Tư, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống 4,63%/năm, giảm thêm 0,07 điểm % so với cuối tháng Hai và khoảng 0,31 điểm % so với cuối năm 2023.

Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery
Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery

Với mong muốn mang lại cơ hội trải nghiệm những sản phẩm bánh chất lượng Châu Âu với giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng, ngày 30/4, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa chính thức khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 30/4, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT, TKCN và PTDS) có công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.