Cầu nối yêu thương số 21 tại tỉnh Hà GiangCầu nối yêu thương số 21 tại tỉnh Hà Giang (Ảnh: QN)

Hà Giang nổi tiếng với những đèo dốc quanh co uốn lượn, những vách đá cheo leo bên dòng suối chảy xiết...thiên nhiên kỳ vĩ ấy là thế mạnh trong sự phát triển kinh tế, du lịch của địa phương nhưng cũng tạo ra những khó khăn, vất vả cho đời sống của người dân sống trên địa bàn.

Với các em học sinh và người dân thôn Thượng, chặng đường đi học, đi làm hàng ngày có nhiều lo lắng vì phải đi qua cây cầu ọp ẹp bắc qua suối Nậm Mừng chảy xiết luôn rình rập hiểm nguy. Nhưng vì mưu sinh, vì con chữ… mọi người đành buông nhẹ sự an toàn của bản thân mà vượt qua.

Có một cây cầu mới vững trãi và an toàn đã trở thành ước mơ của không chỉ một người, một gia đình mà là của nhiều thế hệ người dân sinh sống trong thôn Thượng.

Ông Nguyễn Quốc Trường - Thành viên HĐQT, Nguyên Tổng Giám đốc CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong giật khăn nhiễu điều Lễ khánh thành Cầu Bản NhiệtÔng Nguyễn Quốc Trường - Thành viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tại Lễ khánh thành Cầu Bản Nhiệt (Ảnh: QN)

Tròn 03 tháng kể từ ngày khởi công, cầu Bản Nhiệt đã chính thức được hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay dịp khai giảng năm học mới. Con đường đến trường của các em học sinh trường tiểu học thôn Thượng giờ đã dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Với tổng kinh phí xây dựng 1,25 tỷ đồng, con đường dẫn và cầu Bản Nhiệt có kích thước 28m x 3m, phù hợp với địa hình hiểm trở của vùng núi phía Bắc, đáp ứng niềm mong mỏi hành chục năm nay của 196 hộ gia đình. Cây cầu mới đã góp phần quan trọng để người dân tộc thiểu số ở thôn Thượng cùng xây dựng nông thôn mới ngày càng ổn định và bền vững.

Tại Lễ khánh thành, đại diện Lãnh đạo Công ty, ông Nguyễn Quốc Trường - Thành viên HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công ty đã trao tặng 06 suất quà ý nghĩa cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Bằng Lang.

Cầu nối yêu thương số 18 tại tỉnh Kiên Giang.Cầu nối yêu thương số 18 tại tỉnh Kiên Giang (Ảnh: QN)

Ông Nguyễn Quốc Trường và các lãnh đạo đại diện tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình trong Lễ khánh thành cầu Bản NhiệtÔng Nguyễn Quốc Trường và các lãnh đạo đại diện tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình trong Lễ khánh thành cầu Bản Nhiệt (Ảnh: QN)

Đã gần 02 năm kể từ ngày cầu Pá Khoang, tỉnh Điện Biên khánh thành - cây cầu đầu tiên được thực hiện của Chương trình Cầu nối yêu thương, đến nay đã có gần 30 cây cầu được khởi công và hoàn thành ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực miền Nam. Băng qua những nương lúa, bản làng, băng qua những cung đường bạt ngàn sắc hoa, nhịp cầu yêu thương Nhựa Tiền Phong đã đi khắp 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Từ mảnh đất Tây Bắc núi cao trập trùng, đến vùng sông nước Tây Nam Bộ trải đầy nắng gió, nơi đâu cũng có dấu chân của những con người Nhựa Tiền Phong hết mình cống hiến, đồng hành cùng bà con và đặc biệt là những em học sinh trên con đường đến trường.

Hơn nữa, trong thời đại công nghiệp 4.0, công nghệ cũng tác động đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, việc giao dịch với các đối tác không phải chỉ là làm trực tiếp tất cả mà còn có thể là các giao dịch được thông qua Amazon, Google... Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu còn phải cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác cũng ký kết các hiệp định với các nước mà Việt Nam vừa ký kết.   

Trong tháng 8 vừa qua, Nhựa Tiền Phong và đơn vị đồng hành là Nhóm Thiện nguyện Từ Tâm cũng đã khánh thành Cầu nối yêu thương số 18 tại Ấp 6 Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Cây cầu dài 80m với tổng kinh phí xây dựng lên đến 1,2 tỷ đồng được xây mới hoàn toàn phục vụ nhu cầu của gần 600 hộ dân; khánh thành Cầu nối yêu thương số 24 tại Ấp Phước Cường, xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An; 03 cây cầu số 25, 26, 27 tại các tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh cũng đã được khởi công và nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng. Những nhịp cầu ấy sẽ góp phần mang cuộc sống mới đến cho bà con ở các địa phương trên cả nước. 

Những cây cầu mang tình yêu thương lần lượt được hoàn thành đã giúp hàng ngàn em học sinh ở vùng núi cao hiểm trở, vùng sâu vùng xa có cơ hội đến trường dễ dàng và an toàn hơn...

Những người thực hiện chương trình Cầu nối yêu thương của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong lấy đó làm động lực để tiếp tục cống hiến, góp phần thực hiện mong muốn được đến trường của các em học sinh. Trong thời gian tới, chương trình Cầu nối yêu thương với những trái tim nhân ái sẽ tiếp tục lan tỏa đến các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ.

 

 PV