Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao xăng dầu giảm giá nhưng thực phẩm vẫn "phi mã"?

"Bão giá" là điều không tránh khỏi trong bối cảnh giá xăng dầu dù đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Câu chuyện giá xăng vừa được điều chỉnh giảm trên 3.000 đồng/lít, nhưng giá hàng hóa, thực phẩm “tát nước theo mưa” vẫn liên tiếp tăng, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh được nhìn nhận như thế nào?

Giá hàng hóa tiêu dùng vẫn tăng dù giá xăng dầu giảm hơn 3.000 đồng/lít

Điều đáng nói là, mặc dù giá xăng vừa được điều chỉnh giảm trên 3.000 đồng lít (ngày 11/07/2022), nhưng trên thị trường, giá hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm đang tăng giá rất mạnh.

Khảo sát của PV Thương hiệu & Công luận khu vực chợ Hà Đông (TP. Hà Nội) cho thấy, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng  "chóng mặt", trong đó, giá thịt lợn hay còn gọi là thịt heo gần như “điều chỉnh tăng hàng ngày”. Cụ thể, sườn thăn có giá từ 160-175.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg; Sườn cục 140.000-150.000 đồng/kg, tăng 30.000-40.000 đồng/kg; Ba chỉ 170.000-175.000 nghìn đồng/kg, tăng 40.000-45.000 đồng/kg; Thịt vai 150.000-155.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; Thịt mông 110.000-120.000 đồng/kg, tăng 10.000-20.000 nghìn đồng/kg; Tai lợn 170.000-180.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg...

Mặt hàng thịt lợn có giá tăng
Thịt lợn là thực phẩm có giá tăng "chóng mặt", theo ngày.

Mức giá này cũng phổ biến ở nhiều chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như chợ Đồng Xa, chợ Cổ nhuế, chợ Cầu Giấy, Chợ Phùng Khoang, chợ Xốm, Chợ Long Biên….

Ông Nguyễn Văn Đức, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Hà Đông, cho biết: "Những ngày gần đây, thịt heo tăng giá chóng mặt, mỗi ngày một giá". Về nguyên nhân khiến thịt lợn tăng giá, các tiểu thương cho rằng, đó là do giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh từ đầu năm, cộng với chi phí vận chuyển tăng khi giá xăng dầu tăng cao. Bên cạnh đó, có thể do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc cũng đang tăng mua mặt hàng này.

“Ngày 18/07/2022, giá thịt lợn móc hàm tại các chợ đầu mối đã ở mức 105.000 đồng/kg. Không chỉ giá thịt lợn, mà hầu hết các loại rau, củ, quả cũng tăng giá”, ông Nguyễn Văn Đức chia sẻ.

Theo các chủ trang trại chăn nuôi, tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi tăng 4.000 - 7.000 đồng/kg trong tuần qua, có địa phương mức giá lợn hơi đã trên 7.300 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi tăng 8.000 đồng/kg trong tuần qua, dao động trong khoảng 61.000-67.000 đồng/kg. Tại khu vực phía Nam, giá lợn hơi tăng từ 1.000-7.000 đồng/kg, bán ra với giá từ 59.000-66.000 đồng/kg.

Hiện, không chỉ giá bán lẻ ở chợ tăng, mà giá tại siêu thị và các hệ thống cửa hàng bán lẻ cũng đồng loạt tăng cao.

Thịt lơn Meat Deli được bày bán trong các siêu thị tại Hà Nội
Thịt lợn Meat Deli được bày bán trong các siêu thị tại Hà Nội.

Cụ thể, giá thịt lợn mát Meat Deli đang được bán với giá trong khoảng 99.900-177.9000 đồng/kg, tăng khoảng 30.000-40.000 đồng/kg so với trước đó.

Cụ thể, nạc vai có giá 141.900 đồng/kg; 157.900 đồng/kg; Thịt ba chỉ 177.900 đồng/kg

Theo tìm hiểu, tuần qua, giá lợn hơi tại 3 miền duy trì ở mức 59.000-72.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi 3 miền đồng loạt tăng, có nơi tăng mạnh 8.000 đ/kg.

Tại miền Bắc, giá lợn hơi tăng mạnh thêm 4.000-7.000 đồng/kg, giao dịch quanh mức 69.000-72.000  đồng/kg. Đây cũng là mức tăng tại miền Nam, đưa giá lợn hơi vùng này lên ngưỡng 59.000-66.000 đồng/kg. Còn tại miền Trung tăng 1.000-8.000 đồng/kg, lên mức phổ biến 61.000-67.000 nghìn đồng/kg.

Quầy hàng bán rau củ tại chợ dân sinh trên phố Giáp Bát
Quầy hàng bán rau củ tại chợ dân sinh trên phố Giáp Bát.

Hiện giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh… tại chợ dân sinh vẫn đứng nguyên giá. Giá các loại rau, củ cũng liên tiếp được điều chỉnh: Hành lá tăng từ 35.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/kg; cà chua từ 25.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg; bí xanh từ 20.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; rau muống từ 10.000 đồng/bó lên 15.000 đồng/bó, cải thảo (Trung Quốc) từ 15.000 đồng/kg lên 22.000 đồng/kg; hành, tỏi cũng tăng thêm khoảng 5.000 đồng/kg…

Thiếu hụt nguồn cung thịt lợn tại nhiều địa phương

Tại nhiều tỉnh thành, giá lợn hơi đã lên mốc 70.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

Theo tính toán, ở mức giá thành 55.000 - 60.000 đồng/kg, bà con chăn nuôi đã có lãi. Vì vậy khi lên mức cao trên 70.000 đồng, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có các giải pháp. Một trong những nguyên nhân khiến giá lợn hơi tăng mạnh như vậy là do thiếu hụt nguồn cung.

Tại khu trung chuyển thu mua lợn thịt của Công ty cổ phần CP Bắc Giang, số lượng lợn về công ty để bán ra thịt trường đã giảm 15 - 20 % trong tháng vừa qua. Nguồn cung thiếu nên giá ở tất cả các khâu cũng sẽ tăng theo.

"Thịt ra thị trường phụ thuộc vào khách hàng và khách hàng phải giết mổ, vận chuyển để bán cho các sạp, chợ hay siêu thị", ông Bùi Văn Thịnh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần CP Bắc Giang, cho biết.

Ngoài lý do nguồn cung giảm, áp lực giá xăng và thức ăn chăn nuôi lên cao thời gian qua đã đẩy giá lợn hơi tăng vọt.

Theo các tiểu thương tính toán, giá thành để sản xuất một con lợn đầu năm chỉ khoảng 55.000 đồng một kg, nay tăng lên 60.000 - 62.000 đồng/kg. Sáu tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 7 lần khiến người chăn nuôi thua lỗ.

"Nguồn tạo ra thực phẩm sẽ cao lên. Với giá thức ăn hiện nay, giá xăng dầu tăng, sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi rơi vào khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg. Vì vậy, để có lãi, giá thịt lợn hơi phải trên 60.000 đồng trở lên", ông Lê Văn Dương, Chi Cục trưởng Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang, cho hay.

Một lý do tác động đến giá lợn hơi trong nước tăng cao trong thời gian qua đó là giá lợn Trung Quốc và Thái Lan tăng cao cũng khiến thịt lợn Việt Nam bị ảnh hưởng. Hiện giá lợn hơi tại 02 quốc gia này gần chạm mốc 80.000 đồng/kg.

Như vậy, do thiếu nguồn cung, chi phí đầu vào tăng, giá cả thế giới tăng nên giá thịt lợn của Việt Nam cũng tăng.

Giá thịt lợn hơi từng có những thời điểm chạm mốc 90.000 đồng/kg vào thời điểm căng thẳng nhất của dịch tả lợn Châu Phi vì thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Dịch bệnh kiểm soát được nhưng nếu không quản lý tốt giá vật tư đầu vào cùng kiểm soát khâu thị trường thì bối cảnh đó có thể tái diễn vào thời điểm cuối năm nay khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính.

Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, giá xăng dầu giảm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí, chi tiêu cho nhiên liệu của doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, giá hàng hóa giảm ngay sau điều chỉnh xăng dầu là điều khó xảy ra do thường có độ trễ.

Ông phân tích, sau giảm, giá xăng dầu vẫn neo ở mức khá cao - 30.000 đồng một lít. Tức là đợt giảm giá vừa qua, tác động chưa đủ sâu để các nhà sản xuất, bán lẻ cung cấp hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh ngay giá bán.

"Các nhà sản xuất họ vẫn cần theo dõi tiếp xu hướng giá nhiên liệu tới đây giữ ổn định hay lại tăng, mới có quyết định điều chỉnh. Ít nhất mặt bằng giá hiện tại vẫn sẽ giữ nguyên cho tới kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo. Nếu xăng tiếp tục đi xuống mới có thể tính toán giảm giá bán", ông nhận xét.

Giá tiêu dùng tăng khiến khả năng kìm giữ lạm phát rất thách thức

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã qua 17 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần điều chỉnh tăng và chỉ có 4 lần được điều chỉnh giảm. Đặc biệt, giá xăng dầu đã có 2 lần giảm sau khi thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15.

Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Muốn kiềm chế lạm phát cần có giải pháp hạ nhiệt giá xăng dầu. Trong tình trạng giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, nguy cơ không chỉ sản xuất bị gián đoạn mà tình hình lưu thông hàng hóa ở một số thị trường cũng bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt một số mặt hàng như thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế và thiết bị công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tác động lan truyền làm tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực. Giá xăng, dầu tăng cao và trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng lạm phát.

“Xăng dầu thuộc nhóm chi phí cao và thiết yếu đối với các ngành kinh tế, chiếm tỉ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và cần nhiều nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, làm chậm quá trình mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động sản xuất nhiều ngành trực tiếp có thể bị ngưng trệ, đặc biệt là các ngành vận tải, khai thác thủy sản.

Vậy, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng Việt Nam cần có các chính sách để ổn định giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát ở mức cho phép”, bà Nguyễn Thị Hương khẳng định.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương: Hiện nay, xăng dầu đang phải chịu 4 loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Có thể thấy xăng dầu đang phải chịu quá nhiều loại thuế, cần xem xét nó như một mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng để đánh các sắc thuế phù hợp, điều chỉnh một số loại thuế để tác động kích thích tích cực đến sản xuất trong nước.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh
Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh

Dự kiến, trong 2 ngày (14 và 15/4), UBND tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024.

Phí bảo hiểm chào thầu áp dụng theo quy định nào?
Phí bảo hiểm chào thầu áp dụng theo quy định nào?

Cơ quan ông Lê Văn Triều (Bến Tre) tổ chức đánh giá gói thầu bảo hiểm xây lắp công trình xây dựng (đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá thấp nhất).

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo đảm quyền lợi người tham gia Bảo hiểm y tế
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo đảm quyền lợi người tham gia Bảo hiểm y tế

Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) để phục vụ tốt người có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Những nỗ lực này góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo dựng niềm tin, thu hút ngày càng nhiều người tham gia BHYT.

Xử lý triệt để hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Xử lý triệt để hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước mới được ban hành với nhiều nội dung mới đặt ra vấn đề cần thiết phải rà soát các quy định về hành vi vi phạm hành chính có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Bắt giữ đối tượng tàng trữ thuốc lá điện tử lậu
Bắt giữ đối tượng tàng trữ thuốc lá điện tử lậu

Ngày 19/3, Công an thành phố Tây Ninh cho biết vừa bắt được một đối tượng tàng trữ thuốc lá điện tử lậu.

Hơn 40.000 người tham gia BHXH, BHYT trên toàn quốc trong 1 ngày
Hơn 40.000 người tham gia BHXH, BHYT trên toàn quốc trong 1 ngày

Các đoàn viên, thanh niên Bưu điện Việt Nam đã phát triển được hơn 40.000 người tham gia BHXH, BHYT mới trên toàn quốc, bằng 180% kế hoạch đề ra.