Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ai chịu trách nhiệm về chất lượng "hàng xách tay" dành cho trẻ em tại chuỗi cửa hàng SHOP Jim Tồ tại Thanh Hóa?

Chuỗi cửa hàng SHOP Jim Tồ là địa chỉ quen thuộc của người tiêu dùng Thanh Hóa. Tại đây bày bán nhiều loại thực phẩm chức năng, sữa, bỉm, đồ ăn dặm cho trẻ em được quảng cáo là hàng “xách tay”. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng của những sản phẩm "xách tay" này? Khi mà người tiêu dùng tìm “đỏ mắt” cũng không thấy tem nhãn phụ hay thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.

Phát triển về số lượng, nhưng liệu có đi kèm với chất lượng?

Thị trường những mặt hàng dành cho trẻ em ngày càng được ưa chuộng và quan tâm nhiều hơn, bởi đời sống của người dân được phát triển lên một tầm cao mới, chất lượng cuộc sống cho các con được các bậc phụ huynh chú trọng hơn bao giờ hết.

Tòa soạn Thương hiệu & Công luận liên tục nhận được thông tin phản ánh từ bạn đọc/ người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ của các mặt "hàng xách tay” cho trẻ em đang bày bán tại các cửa hàng, shop mẹ và bé, nghi vấn là hàng lậu, hàng trốn thuế. Cụ thể là chuỗi SHOP Jim Tồ với 10 cửa hàng được trải dài trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chị H.T.K, trú tại phường Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa phản ánh: "Bản thân tôi là người rất kỹ tính trong vấn đề lựa chọn các sản phẩm dùng cho con cái mình, nên khi được người quen giới thiệu đến SHOP Jim Tồ mua hàng, tôi thấy vui mừng. Nhưng khi đến mua hàng, trực tiếp chọn hàng thì thật sự thấy bất an. Bởi ở đây hàng loạt mặt hàng cho trẻ em không nhãn mác, chỉ đính kèm nhãn giấy ghi "SHOP Jim Tồ" với các thông tin đính kèm như số điện thoại giao hàng, địa chỉ các cửa hàng trong hệ thống, địa chỉ trang Facebook và giá trị tiền của mặt hàng mà hoàn toàn không có các thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa".

Chị L.T.T ở Khu phố Giắt, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì bày tỏ: "Khi chi ra một số tiền lớn để mua các thực phẩm chức năng, sữa cho con của hãng nước ngoài tại SHOP Jim Tồ, tôi và người tiêu dùng khác đều mong muốn sẽ mua được hàng chuẩn, chính hãng cho con dùng. Nhưng do không có nhãn phụ để tham khảo các thông tin cần thiết nên bỗng nhiên mọi thứ người tiêu dùng như tôi đều phụ thuộc vào sự tư vấn của nhân viên bán hàng, mà tư vấn đúng hay không, có tâm hay không thì rất khó nói…"

Để có câu trả lời thỏa đáng với bạn đọc, PV Thương hiệu & Công luận đã vào cuộc xác minh các thông tin trên.

Hình ảnh một số cửa hàng trong hệ thống Shop Jim Tồ tại Thanh Hóa.
Hình ảnh một số cửa hàng trong hệ thống Shop Jim Tồ tại Thanh Hóa.

Chuỗi SHOP Jim Tồ được thành lập từ năm 2015. Hiện tại, chuỗi này có 10 cửa hàng, trong đó có 8 cửa hàng tại TP. Thanh Hoá, và 02 cửa hàng ở huyện là Triệu Sơn và Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Cụ thể: Cửa hàng Jim Tồ 1 có địa chỉ tại số 345 - 347 đường Quang Trung - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 2 có địa chỉ tại số 306 Nguyễn Trãi - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 3 có địa chỉ tại 380 Lê Lai - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 4 có địa chỉ tại 336 Bà Triệu - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 5 có địa chỉ tại 22 Trường Thi - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 6 có địa chỉ tại 41 Lê Hữu Lập - TP. Thanh Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 7 có địa chỉ tại 114 Phú Thọ - TP. Thanh Hóa; Cửa hàng Jim Tồ 8 có địa chỉ tại số 31 Tiểu khu 6 - thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hoá; Cửa hàng Jim Tồ 9 địa chỉ tại 20 Phố Giắt - thị Trấn Triệu Sơn; Và cửa hàng Jim Tồ 10 tại số 99 Quang Trung - TP. Thanh Hóa.

Chủ sở hữu của hệ thống này theo lời tự giới thiệu trên trang Facebook của shop là vợ chồng của một bác sĩ đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa.

Trước thông tin phản ánh của bạn đọc/người tiêu dùng, PV Thương hiệu & Công Luận đã "mục sở thị" hệ thống SHOP Jim Tồ từ ngày 18/02/2022 đến ngày 05/04/2022 tại nhiều cửa hàng. Kết quả cho thấy, phản ánh của người tiêu dùng về việc hàng hóa không nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt là có cơ sở.

Các mặt hàng cho trẻ em đang được bày bán công khai tại hệ thống Shop Jim Tồ.
Các mặt hàng cho trẻ em đang được bày bán trang trọng trên kệ tại hệ thống SHOP Jim Tồ.

Theo ghi nhận, tại hệ thống các cửa hàng SHOP Jim Tồ có rất nhiều mặt hàng đa dạng, từ các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Người tiêu dùng như “lạc” vào “rừng” sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sữa, bánh ăn dặm, bột ăn dặm, thực phẩm chức năng hỗ trợ chiều cao, não bộ, gia tăng thông minh cho trẻ em. Các sản phẩm phong phú từ dạng nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh đến dạng kẹo dẻo cho các bé tập nhai, viên uống, dạng bột pha… được nhân viên tư vấn quảng cáo giúp bổ sung các thành phần vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển trí não, chiều cao và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Nhiều người tiêu dùng đã tin tưởng đã mua hàng và làm theo hướng dẫn sử dụng của người tư vấn mà không biết rằng, có thể trong số các nhân viên bán hàng tại đây không hề có chuyên môn hay bằng cấp về lĩnh vực này.

Hầu như, các mặt hàng có nhãn chữ nước ngoài như: Sữa, bánh ăn dặm, bột ăn dặm, thanh sữa non… chỉ có chữ nước ngoài đều được nhân viên của cửa hàng SHOP Jim Tồ tư vấn, đây đều là "hàng xách tay”.

Nhưng thực trạng “hàng xách tay” trên thị trường hiện nay không được cơ quan chức năng kiểm định, đảm bảo quy định về nhãn mác, thông tin quan trọng về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa vậy nên người tiêu dùng “hàng xách tay” phải đối mặt với nhiều rủi ro như chất lượng sản phẩm không được kiểm soát, không được bảo hành khi bị lỗi, hỏng trong quá trình sử dụng và nguồn hàng không ổn định và trách nhiệm người bán hàng khi người tiêu dùng đã dùng sản phẩm khi xảy ra sự cố.

Ngoài ra, khi phát hiện lỗi, sai sót, nhà sản xuất đề xuất thu hồi sản phẩm thì người tiêu dùng trong nước cũng không nắm được thông tin, vẫn sử dụng.

Về pháp lý, “hàng xách tay” không đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường theo quy định. Và dù đã có chế tài xử lý nhưng tình trạng kinh doanh, buôn bán “hàng xách tay” vẫn diễn ra với nhiều biến tướng, hệ lụy, nhà nước thì thất thu nguồn thuế.

Quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì "hàng xách tay" là hàng trốn thuế, nhập lậu. Cá nhân, doanh nghiệp vi phạm nếu bị xử phạt theo khung quy định.

Vậy, hành vi bán hàng công khai tự giới thiệu là “hàng xách tay” tại SHOP Jim Tồ phải chăng đang có vi phạm các quy định của pháp luật, Nhà nước về hàng hóa?

Sản phẩm siro Anaferon lọ 25ml có bao bì toàn chữ của nước ngoài, được shop bán với giá 180.000đ
Sản phẩm siro Anaferon lọ 25ml có bao bì toàn chữ của nước ngoài, được SHOP Jim Tồ có địa chỉ tại 114 Phú Thọ, TP. Thanh Hóa, bán với giá 180.000 đồng.
Mặt hàng thực phẩm chức năng Kẽm ZinC Bioisiand 120 viên, kem đánh răng Kao Kisd vị dâu 100% chữ nước ngoài được bán tại shop Jim Tồ số 380 Lê Lai, TP Thanh Hóa.
Mặt hàng thực phẩm chức năng Kẽm ZinC Bioisiand 120 viên, kem đánh răng Kao Kisd vị dâu 100% chữ nước ngoài được bán tại SHOP Jim Tồ số 380 Lê Lai, TP. Thanh Hóa.

Thông tin về sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, dược phẩm và sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Trong đó, một trong những kênh mà người tiêu dùng có thể tiếp cận được và tự bảo vệ mình là đọc nhãn hàng hóa được ghi trên sản phẩm. Thế nhưng, dường như hệ thống SHOP Jim Tồ đang "bỏ quên" điều quan trọng này.

Các mặt hàng tại đây được bày bán công khai, trang trọng và rất nhiều mặt hàng chỉ có nhãn gốc hàng hóa bằng tiếng nước ngoài được in trực tiếp trên sản phẩm và không có nhãn phụ tiếng Việt. Điều khiến người tiêu dùng quan ngại nhất là đây chủ yếu lại là đa số các mặt hàng thực phẩm dành riêng cho trẻ em:

Các mặt hàng tại đây được bày bán công khai, và rất nhiều mặt hàng chỉ có nhãn gốc hàng hóa bằng tiếng nước ngoài được in trực tiếp trên sản phẩm, và không có nhãn phụ tiếng Việt.

Cho đến các mặt hàng khác như: Quần áo, giày dép, mũ và cả đồ chơi trẻ em...nhiều sản phẩm không ghi tên cụ thể địa chỉ nhà sản xuất, không ghi năm sản xuất, không có gắn tem, mác nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định. Nhãn mác không được may liền vào sản phẩm như thông thường mà bấm vào sản phẩm, dễ dàng tháo gỡ. Thậm chí, mặt hàng như bát ăn dặm trẻ em… thì cửa hàng này lại dán nhãn SHOP Jim Tồ đè lên, che luôn nhãn gốc, như hình ảnh dưới:

Hầu như, các mặt hàng có nhãn chữ nước ngoài như sữa, bánh ăn dặm, bột ăn dặm, thanh sữa non… chỉ có chữ nước ngoài đều được nhân viên của cửa hàng Shop Jim Tồ tư vấn, đây đều là hàng hóa “xách tay”.
Hầu như, các mặt hàng có nhãn chữ nước ngoài đều được nhân viên của cửa hàng SHOP Jim Tồ tư vấn là "hàng xách tay”.

Quy định về hàng hóa phải có tem, nhãn...

Khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP ghi rõ: Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó.

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Cũng theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Với những ghi nhận tại chuỗi SHOP Jim Tồ theo phản ánh của bạn đọc là thực tế. Câu hỏi đặt ra, tại sao chuỗi SHOP Jim Tồ này có thể công khai bày bán nhiều sản phẩm là hàng không tem nhãn mác, hàng không nhãn phụ tiếng Việt, các mặt hàng "xách tay" trong thời gian rất dài ?

Thương hiệu & Công luận tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tiến Minh- Khánh Dương

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vừa qua.

Thừa Thiên Huế- Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế- Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 24/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.