Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cửa hàng Mẹ và bé Bảo Bình Shop: Bán sản phẩm không tem nhãn phụ, mập mờ về nguồn gốc?

Bảo Bình Shop là điểm đến quen thuộc của nhiều bà mẹ bởi ở đây có đa dạng sản phẩm dành cho mẹ và bé. Vì vậy vấn đề nguồn gốc xuất xứ càng đáng được quan tâm.

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để hàng giả, hàng nhái hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ "len lỏi" vào thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang.

Khảo sát thực tế tại nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ trên địa bàn TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, phóng viên dễ dàng bắt gặp những sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ... được bày bán công khai.

Các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm rất đa dạng từ mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện, đến sữa bột, bánh kẹo, đồ ăn, nước uống, đồ chơi trẻ em... Hầu hết các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn đều bị làm giả làm nhái hoặc nhập lậu. Điển hình như cửa hàng Mẹ và bé Bảo Bình Shop có địa chỉ tại số 10 Chu Văn An, phường Kim Tân, TP. Lào Cai.

Cơ sở kinh doanh Mẹ và bé Bảo Bình
Cơ sở kinh doanh Mẹ và bé Bảo Bình.

Trong vai một khách hàng, PV đã  "mục sở thị" và ghi nhận thực tế tại cơ sở bán hàng có tên Bảo Bình Shop (địa chỉ tại số 10 Chu Văn An, phường Kim Tân, TP. Lào Cai).

Tại cửa hàng này, rất nhiều mặt hàng được bày bán đa dạng về chủng loại, mẫu mã, từ các loại sữa đến thực phẩm chức năng như: Sữa tăng miễn dịch, sữa dành cho mẹ và bé, cho phụ nữ có thai, sản phẩm lợi sữa, sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ như ngũ cốc, bánh, kẹo... và cả đồ chơi, quần áo cho trẻ nhập khẩu từ nhiều nước.

Rất nhiều loại vitamin, DHA dùng cho cả mẹ và bé được bày bán nhưng không có tem, nhãn phụ khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn
Rất nhiều loại vitamin, DHA dùng cho cả mẹ và bé được bày bán nhưng không có tem, nhãn phụ khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn.

Song, ghi nhận thực tế, bên cạnh những mặt hàng dán nhãn mác đầy đủ thì rất nhiều sản phẩm được cho là hành xách tay, hành nhập khẩu được in “chi chít” tiếng nước ngoài mà không hề được dán tem nhãn phụ thể hiện những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt về thành phần, tính năng, cách sử dụng, cảnh báo, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu…

Ngoài
Ngoài "chi chít" những chữ nước ngoài thì mọi thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng hay cảnh báo đều không có trên sản phẩm.

Các sản phẩm tại đây nếu có nhãn phụ cũng chỉ ghi chung chung. Ngoài tên và giá thành sản phẩm thì không có thông tin nào khác.

Tương tự, tại khu vực bày bán đồ chơi trẻ em, hàng loạt đồ chơi trẻ em như búp bê, xe điều khiển, câu cá, bộ xếp hình lego… không gắn tem CR cũng được bày bán công khai. Thậm chí, trên nhiều sản phẩm chỉ ghi những dòng chữ tượng hình gần giống chữ Trung Quốc, Thái Lan... Mọi thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng hay cảnh báo đều không có trên sản phẩm. Tất cả thông tin người tiêu dùng nhận được chỉ là giá của bộ đồ chơi.

Hàng loạt đồ chơi trẻ em không có tem nhãn phụ Tiếng Việt và dấu hợp quy CR được bày bán công khai
Hàng loạt đồ chơi trẻ em không có tem nhãn phụ Tiếng Việt và dấu hợp quy CR được bày bán công khai.

Việc bày bán các sản phẩm đồ chơi không rõ nguồn gốc như trên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.

Được biết, Bảo Bình Shop là điểm đến quen thuộc của nhiều bà mẹ bởi ở đây có đa dạng sản phẩm dành cho mẹ và bé. Vì vậy vấn đề nguồn gốc xuất xứ càng đáng được quan tâm.

Có thể thấy, các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài không có nhãn phụ sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, thời gian sản xuất và hạn sử dụng cũng như các thành phần của sản phẩm, đồng thời làm gia tăng tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng...

Hiện nay, lợi dụng tâm lý sính hàng ngoại cũng như lòng tin của người tiêu dùng, không ít cửa hàng đã sử dụng chiêu bài quen thuộc là trà trộn hàng giả, hàng nhái trong vỏ bọc hàng xách tay, bất chấp luật định, sức khoẻ của người tiêu dùng để thu lời bất chính. Khi xảy ra vấn đề ngoài ý muốn, thiệt hại không ai khác lại chính là người tiêu dùng.

Năm 2020, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan…(hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

Có thể thấy, những mặt hàng được bày bán tại cửa hàng Bảo Bình chủ yếu dành cho lứa tuổi trẻ em - đối tượng cần được bảo vệ nhất. Liệu rằng những món đồ trên có thực sự an toàn khi không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần? Với mặt hàng dược phẩm, cơ quan chức năng nào cấp phép và cửa hàng này có thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan chức năng không?

Vậy, trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu khi để cho cửa hàng này bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc một cách ngang nhiên trong suốt thời gian dài như vậy? Hơn nữa, không chỉ riêng của hàng Bảo Bình, mà rất nhiều cửa hàng, siêu thị tại Lào Cai cũng có trường hợp vi phạm trương tự.

Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vào cuộc kiểm tra, làm rõ để xử lý nghiêm những đơn vị kinh doanh các mặt hàng giả, hàng nhái và không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục làm rõ và thông tin tới bạn đọc!

Điều 8 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định về ghi nhãn phụ như sau:

1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.

3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Nguyễn Mạnh

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.