Trong số liệu của Bloomberg, các chính phủ ở các nước Châu Á đã rút khoảng 50 tỷ đô la Mỹ (USD) từ dự trữ ngoại hối trong tháng Chín để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trước sự tăng giá của của đồng USD. Được biết, đây là mức cao nhất kể từ tháng 0/2020, các quốc gia buộc phải ra chính sách này để bảo vệ nền kinh tế trong nước, đặc biệt là tỷ giá nội tệ.
Theo Exante Data, công ty trụ sở thành phố New York (bang New York, Mỹ) chuyên theo dõi chuyển động của dòng vốn trên toàn cầu, các nước mới nổi ở Châu Á, Nhật Bản, trừ Trung Quốc, đã bỏ ra gần 50 tỷ USD để mua USD trên thị trường giao ngay trong tháng Chín.
Trong suốt 09 tháng qua, doanh số bán ra USD tại khu vực Châu Á là 89 tỷ USD. Theo số liệu từ Exante, con số 89 tỷ USD được đánh dấu là cột mốc cho giai đoạn hoạt động tích cực trong lĩnh vực chi ngoại hối kể từ năm 2008. Số liệu này được Exante thu thập từ các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác thuộc chính phủ.
Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đang ở mức cao kỷ lục. Trong khi đó, việc bán USD ở các nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản được công khai thì những nước khác chỉ được phản ánh qua báo cáo ngân hàng trung ương.
Theo số liệu, trong tháng Chín, Nhật Bản đã bán ra 20 tỷ USD, Hàn Quốc bán 17 tỷ USD. Hồng Kông, Philippines, Đài Loan và Thái Lan cũng là những nước thuộc nền kinh tế bán ròng USD trong tháng Chín.
“Đồng tiền của các nền kinh tế này đang đối mặt với áp lực giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Rất khó đoán lãi suất của Mỹ còn có thể tăng cao tới đâu”, ông Alex Etra, Chiến lược gia của Exante chia sẻ.
Được biết, dự trữ ngoại hối đang giảm trên toàn cầu, với con số hơn 1 nghìn tỷ USD, tương đương 8,9%. Trong năm 2022, dự trữ ngoại hối cũng xuống mạnh, còn chưa đầy 12 nghìn tỷ USD, mức giảm lớn nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 2003.
Hồng Nhung (t/h)