1. Chi phí 1 phần của gói thầu chia phần cao hơn giá mời thầu, nhà thầu có bị loại không?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu.
Theo đó, đối với gói thầu chia phần, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần; đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).
Như vậy, theo quy định giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần. Theo đó, trường hợp chi phí 1 phần của gói thầu chia phần cao hơn giá mời thầu nhưng giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt thì vẫn được xét duyệt.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Chi phí 1 phần của gói thầu chia phần cao hơn giá mời thầu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Xử lý một số tình huống trong đấu thầu đối với gói thầu chia phần
Căn cứ khoản 10 Điều 131 Nghị định 24/2020/NĐ-CP, xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng đối với gói thầu chia phần như sau:
2.1. Trường hợp một hoặc nhiều phần của gói thầu không có nhà thầu tham dự hoặc đáp ứng yêu cầu
Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham dự thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền cho phép tách phần đó ra thành gói thầu riêng biệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.
2.2. Trường hợp có nhiều nhà thầu trúng các phần khác nhau của gói thầu thì ký hợp đồng như thế nào?
Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng.
Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần mà mỗi nhà thầu trúng thầu.
2.3. Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch làm tổng giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu
Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật của một phần vượt giá trị ước tính của phần đó trong giá gói thầu làm tổng giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu hoặc giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ nhất ở một hoặc một số phần cao hơn giá trị ước tính của một hoặc một số phần đó trong giá gói thầu làm tổng giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu thì chủ đầu tư căn cứ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 131 Nghị định 24/2020/NĐ-CP để xử lý tình huống đối với các phần này.
3. Giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Trong đó:
- Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
- Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định chi tiết tại khoản 1 đến khoản 5 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)