Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 59

Điểm số và thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong 3 năm gần đây như sau: năm 2014 đạt 34,89 điểm (xếp hạng 71); Năm 2015: 38,35 (xếp hạng 52); năm 2016: 35,37 (xếp hạng 59).

THCL Điểm số và thứ hạng của Việt Nam về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong 3 năm gần đây như sau: năm 2014 đạt 34,89 điểm (xếp hạng 71); Năm 2015: 38,35 (xếp hạng 52); năm 2016: 35,37 (xếp hạng 59).

Việt Nam được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu ra của đổi mới sáng tạo (bao gồm Sản phẩm của tri thức và công nghệ và Sản phẩm sáng tạo). Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài cho phép Việt Nam đạt thứ hạng cao ở chỉ số về “Hấp thụ tri thức”, “Dòng vốn đầu tư nước ngoài”, cũng như “Lan truyền tri thức” hay “Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa”...

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 59 - Hình 1

Ảnh minh họa: Internet

Việt Nam được đánh giá là còn yếu ở nhóm chỉ số về “môi trường kinh doanh”, “xếp hạng các đại học”, “việc làm thâm dụng tri thức”, “tỷ lệ lao động nữ có trình độ”, “đăng ký sáng chế quốc tế PCT”, “xuất khẩu dịch vụ ICT”, “nhập khẩu dịch vụ ICT”.

Mặc dù thứ hạng về môi trường cạnh tranh của Việt Nam năm 2016 có sự cải thiện tốt (tăng 9 bậc, mức cải thiện tốt nhất kể từ năm 2008), thứ hạng trong xếp hạng chính phủ điện tử cũng tăng 10 bậc so với năm 2014, nhưng việc giảm thứ hạng về chỉ số ĐMST và năng lực cạnh tranh cho thấy Việt Nam cần “nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực” để đạt mục tiêu ngang bằng các nước ASEAN 4.

Việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực ĐMST có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng năm 2020, đã đưa ra nhiệm vụ cải thiện các chỉ số về ĐMST với những mục tiêu cụ thể. 

Trong đó, đối với chỉ số về ĐMST, Chính phủ đã đặt mục tiêu “Đến năm 2020, các chỉ số ĐMST (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO) đạt trung bình ASEAN 5”.

Cụ thể, nhóm chỉ tiêu về Thể chế đạt tối thiểu 55 điểm (hiện nay là 51,7 điểm); nhóm chỉ tiêu Nguồn nhân lực và nghiên cứu đạt tối thiểu 31 điểm (hiện nay là 30,1 điểm); nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng đạt tối thiểu 43 điểm (hiện nay là 36,7 điểm); nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường đạt tối thiểu 51 điểm (hiện nay 43,0 điểm); nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh đạt tối thiểu 35 điểm (hiện nay là 30,6 điểm). Đây chính là năm trụ cột của nhóm chỉ số đầu vào ĐMST - vốn được đánh giá là còn yếu của Việt Nam.

Để triển khai cải thiện các chỉ số về ĐMST nói chung và đặc biệt là các chỉ số thuộc năm trụ cột của nhóm chỉ số đầu vào nêu trên, Chính phủ đã phân công trách nhiệm của từng bộ, ngành trong việc chủ trì cải thiện từng chỉ số cụ thể (với 82 chỉ số ĐMST, theo báo cáo GII 2016).

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ động tìm hiểu phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực trong đánh giá, xếp hạng. Bộ KH&CN được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số về ĐMST.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết: Trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, Bộ KH&CN đã ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP (Quyết định số 289/QĐ-BKHCN ngày 24/2/2017).

Bộ KH&CN cũng đã trao đổi và làm việc với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) để tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai cải thiện chỉ số ĐMST, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết cho các bộ, ngành, địa phương nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp cải thiện năng lực ĐMST trong nước.

Thanh Hà

Bài liên quan

Tin mới

Đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc
Đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc

Tòa án nhân dân tối cao đề xuất 2 phương án mức tiền phạt cọc, trường hợp không phạt cọc.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng
Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng

Huyện Yên Phong vừa ban hành Kế hoạch mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn huyện.

Công ty CP Phân bón Miền Nam: Phấn đấu doanh thu 1.620 tỷ đồng năm 2024
Công ty CP Phân bón Miền Nam: Phấn đấu doanh thu 1.620 tỷ đồng năm 2024

Công ty CP Phân bón Miền Nam vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại Đại hội, Công ty phấn đấu tổng doanh thu năm 2024 đạt 1.620 tỷ đồng; chi trả cổ tức không thấp hơn thực hiện năm 2023...

Thủ tướng và Tổng Thư ký ASEAN trao đổi các vấn đề liên quan trong hợp tác ASEAN
Thủ tướng và Tổng Thư ký ASEAN trao đổi các vấn đề liên quan trong hợp tác ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy xử lý các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và Myanmar.

Công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đạt được những kết quả tích cực
Công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đạt được những kết quả tích cực

Theo Cục Công thương địa phương, dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã từng bước có bước chuyển mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực…