Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng 12 bậc

Theo Báo cáo xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017, do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường Đại học Cornell và Viện Nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6/2017, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 - vượt 12 bậc so với 2016 (xếp thứ 59). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay.

Đó là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và trực tiếp tại Nghị Quyết 19/NQ-CP là Phó Thủ Chính phủ Vũ Đức Đam, các bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm qua.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng 12 bậc - Hình 1

Ảnh minh họa

Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã sử dụng 4 đánh giá xếp hạng toàn cầu: Đánh giá, xếp hạng về Mức độ thuận lợi kinh doanh của World Bank; Đánh giá, xếp hạng về Năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF; Đánh giá, xếp hạng về Năng lực đổi mới sáng tạo của WIPO; Đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc.

Bằng Nghị quyết 19, lần đầu tiên Việt Nam định vị và đặt mục tiêu về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng toàn cầu; đồng thời xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế. Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể “Đến năm 2020, các chỉ số đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của WIPO) đạt trung bình ASEAN 5” (tức là đứng sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan và một nước Đông Nam Á khác).

Năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, sử dụng báo cáo hằng năm về GII để thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, được thể hiện thông qua việc cải thiện các chỉ số GII.

Ngoài ra, ngay sau khi được giao nhiệm vụ cải thiện chỉ số GII, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương vào cuộc, thực hiện ngay các biện pháp khả thi. Trong đó, phải kể đến việc nhanh chóng cập nhật các số liệu lạc hậu, thu thập và bổ sung một số số liệu còn thiếu, qua đó góp phần có được một đánh giá toàn diện, sát thực hơn về năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt nam qua các số đo và xếp hạng GII năm 2017.

Xếp hạng 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế  của Việt Nam năm 2017 là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước cho đến nay. Nếu tính theo chuẩn GDP thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng. Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016).

Trong khu vực bao gồm Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại dương, Việt Nam sếp thứ 9. Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan. Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Trong bản báo cáo GII-2017 của Wipo đã viết: “Một số nền kinh tế ASEAN -cụ thể là Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam - hiện được coi là “những con hổ châu Á mới” đang lên. Các nền kinh tế này tham gia ngày càng nhiều vào một số chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, bao gồm cả những chuỗi trong các ngành tương đối là công nghệ cao.

Những nước này còn rất tích cực trong việc cải thiện kết quả đổi mới sáng tạo, như là làm nổi bật việc sử dụng các bài học tốt từ phát hiện GII gắn với những kết quả đổi mới sáng tạo quan trọng. Lấy ví dụ, năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Thông qua nghị quyết này, Chính phủ Việt Nam đã phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả (GII) và Bộ Khoa học và Công nghệ đã được giao làm đầu mối phối hợp các nỗ lực này. Một Hội nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO) đã được tổ chức tại Hà nội vào tháng 3/2017 nhằm giải quyết vấn đề dữ liệu còn thiếu cũng như giúp Việt Nam phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu về đổi mới sáng tạo”.

Thanh Hà

Bài liên quan

Tin mới

Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương
Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương

Về thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), người dân vẫn nhắc về chuyện tình yêu của 2 chiến sĩ du kích và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương...

Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu
Long An: Bắt đối tượng vận chuyển 10.000 gói thuốc lá lậu

Rạng sáng 26/4, Đội 7, Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phối hợp cùng Công an huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tuần tra phòng chống buôn lậu trên đoạn đường dẫn từ ĐT830 lên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.

Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt
Ogree Milk - sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ người Việt

Với quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ, dây chuyển thiết bị, máy móc công nghệ tiên tiến, hiện địa của Mỹ, nhiều năm qua các sản phẩm sữa dinh dưỡng của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Ogreemilk tự hào là sản phẩm dinh dưỡng học đường được nhiều giáo viên và phụ huynh cả nước tin tưởng sử dụng.

Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh
Cẩn trọng với hình thức lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điệp khúc nhân quyền: Bản báo cáo phiến diện, thiếu khách quan, có nhiều thông tin không đúng sự thật
Điệp khúc nhân quyền: Bản báo cáo phiến diện, thiếu khách quan, có nhiều thông tin không đúng sự thật

Gần 5 thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đều đặn công bố các báo cáo về tình hình nhân quyền tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.